Phụ nữ Mường Thung, xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn nghỉ ngơi, ăn trầu sau một ngày lao động mệt nhọc

Phụ nữ Mường Thung, xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn nghỉ ngơi, ăn trầu sau một ngày lao động mệt nhọc

(HBĐT) - Hiện nay, tục ăn trầu của người Mường không còn phổ biến, chỉ còn lại một số người già ở các vùng Mường còn giữ nếp ăn trầu. Tuy nhiên, trầu cau vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá; trong tất cả mọi nghi lễ trong đời sống của người Mường.

 

Người Mường có tục ăn trầu có lẽ từ rất lâu đời, vì trầu cau đã đi vào nơi thờ phượng. Cũng như người Kinh, người Mường cũng lấy “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Mỗi khi gặp nhau, họ đều mời nhau ăn trầu rồi mới nói chuyện. Trước đây hầu hết đàn bà, con gái đều nhuộm răng ăn trầu, nhiều người đàn ông cũng nghiện trầu. Con gái, con trai cứ lớn lên khoảng 14, 15 tuổi là bắt đầu nhuộm răng, ăn trầu. Loại trầu mà người Mường thích nhất là trầu màng, loại trầu này lá to, dày và thơm. Loại trầu thứ hai là trầu chấp. Trầu chấp lá nhỏ hơn và không thơm ngon bằng trầu màng. Hai giống trầu này người ta trồng được nhưng khi mùa đông, sương muối xuống lá trầu rụng hết, những người nghiện trầu lại phải dùng đến thứ trầu cỏ, mọc dại ở rừng. Loại trầu này không cay, không thơm như trầu nhà nhưng họ đành dùng tạm đợi qua mùa đông.

         

Những thứ được người Mường ăn kèm với trầu là cau, vôi, vỏ rễ cây then, hoặc lá cau và thuốc lá, thuốc lào. Xưa kia, đàn bà con gái ai cũng có một túi đựng trầu, đó là túi vải, khâu thành hình mề gà hoặc hình ống đáy tròn trên miệng khâu viền để luồn dây, thắt lại và buộc vào ngang lưng mỗi khi đi đâu. Những người già, đã gãy hết răng thì phải ăn trầu giã. Cối giã trầu được làm bằng xương ống chân bò, lấy đầu đốt xương làm đáy, tiện cao khoảng 7-8cm. Có người còn bọc bạc quanh miệng cối. Chày giã trầu thường bằng một đoạn đồng hoặc sắt nhỏ, có ba ngạch ngoài đầu để giã. Sau này thì thường người ta làm cối giã trầu bằng đồng. Bình vôi thường làm bằng gốm, thứ này dân Mường không làm được mà phải mua của người kinh đem từ đồng bằng lên bán. Nếu không mua được thì người ta đựng vôi bằng ống nứa. Những người nghèo thì thường hay gói thuốc lá bằng lá vào khăn còn những người giàu có và nhà quyền quý thì đựng thuốc lá và vôi vào chiếc ốc đào bằng bạc, ốc đào vừa để đựng vừa là đồ trang sức, người có ốc đào đeo trong thắt lưng thì lấy đó làm sang. Vì người Mường có câu “Thủl tlù pên pang, khăn nang khả thước, hài hước pên khau” nghĩa là “túi trầu bên cạnh, khăn cau đằng trước, hài (dép) bên sau.

 

Trầu cau đã đi vào đời sống văn hoá người mường thật sâu đậm. Trầu cau có mặt trong tất cả mọi nghi lễ trong đời sống của người mường. Trong phần dâng cơm của một nghi lễ thì bao giờ người ta cũng mời uống nước ăn trầu trước, rồi mới mời đến cơm và rượu. Và đặc biệt trong lễ cưới hỏi, trầu cau là một lễ vật quan trọng không thể thiếu. Trầu cau cũng là vật báo tin vui. Mỗi khi nhà ai được biếu trầu và cau thì biết ngay là nhà có em gái, cháu gái trong họ sắp sửa xuất giá. Qua đó, trong họ hàng cũng biết để chuẩn bị quà mừng cho đám cưới tới. Những đồ mừng đồ mừng đó có những thứ phải chuẩn bị khá lâu như rượu cần chẳng hạn. Trong những tiệc tiếp khách long trọng thì thường các cô gái Mường là người mời trầu mời nước. Họ có hẳn bài hát mời trầu rất trữ tình.

 

Mặc dù người Mường đã biết ăn trầu từ lâu đời như vậy nhưng họ không mấy ai biết têm trầu cánh phượng. Miếng trầu được quệt vôi vào giữa lá, gấp song song, dọc hai bên lá cuộn tròn và găm cuống lá vào giữa miếng. Thường thì các bà các chị têm trầu từ đêm hôm trước, lúc mọi việc trong ngày đã xong xuôi, họ ngồi nghỉ ngơi uống nước ăn trầu nói chuyện sau một ngày lao động mệt nhọc, tiện thể họ chuẩn bị trầu cho cả ngày hôm sau. Sáng dậy họ lại bắt đầu một ngày bằng miếng trầu cho đỏ môi, thơm miệng.  

 

 

 

                                                            HBĐT tổng hợp

 

 

 

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục