Phụ nữ Mường Vang bên khung cửi.

Phụ nữ Mường Vang bên khung cửi.

(HBĐT) - Bên bếp lửa nhà sàn ấm cúng. Cái lạnh đầu đông đã kéo cả gia đình tôi xum họp quanh bếp lửa. Tôi lại có dịp được nghe bà kể chuyện cổ Mường Vang, Mường Vó; chuyện ngày xưa bà và mẹ ngồi dệt nên những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, những mền chăn ấm áp.

 

Nghề dệt thổ cẩm không biết có từ bao giờ, đã là con gái Mường, ai cũng biết dệt, nếu không biết dệt thì không thể lấy chồng. Trước khi về nhà chồng, người con gái Mường Vang - Mường Vó phải tự tay mình dệt từ 10 - 12 chiếc chăn, đệm làm quà cho họ hàng nhà chồng để thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ. Vì thế ở nơi đây, hầu như nhà nào cũng có khung cửi, con gái 13, 14 tuổi đã thành thạo nghề.

 

Trước kia, nghề dệt thổ cẩm được người phụ nữ Mường làm trong lúc nông nhàn và dệt chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình là chính nên thổ cẩm Mường rất khó lọt ra bên ngoài. Để dệt nên một cạp váy, một vỏ chăn, các mế phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Bắt đầu từ trồng dâu, nuôi tằm rồi trồng bông, “ít vải” rất vất vả. Dậy từ tinh mơ gà gáy để đi hái dâu, khi tằm vào “kén” làm tổ thì mang kéo tơ “triết thằm”. Tôi đã đôi lần có dịp được nhìn các mế kéo tơ, ngồi bên bếp lửa nhà sàn, mế đã bảo chúng tôi: Làm con gái Mường thì phải học dệt vải “chuông bải” nếu không sau này chỉ có ế chồng. Tôi bảo với mế rằng, mế không phải lo, sau này, chúng con đi ra chợ mua. Mế buồn lắm, mế lo sau này không còn ai biết đến cái quay sợi, khung cửi.

 

Tằm ăn lá dâu cho sợi vàng óng, tằm ăn lá sắn cho sợi trắng ngà. Khi kéo tơ xong, các mế phải rà lại chỉ “khách chỉ” để cho chỉ thật đều sợi, sau đó đem đồ rồi ngâm vào nước lá “có” cho mềm chỉ. Muốn có tấm thổ cẩm đẹp, hoa văn rực rỡ mang chỉ đi nhuộm màu, người ta thường sử dụng nguyên liệu là các loại cây trong rừng. Màu đỏ là cây bang, màu vàng lấy từ cây nghệ, vàng đậm hơn thì nhuộm “bông khù”, màu đen lấy từ cây chàm…Chỉ được cho vào xa “đánh ống bàn”, mế đã dạy tôi phải quay tay thật đều, mỗi ống chỉ quay xong nhìn rất đẹp giống như một quả trám nhiều màu sắc rực rỡ.

 

Khi cả nhà nghỉ trưa, các mế lại bắt tay vào mắc cửi “vách bải”. Trẻ con chúng tôi rất thích xem và luôn chạy theo các mế vòng quanh chỉ vào hai cột nhà sàn. Những sợi chỉ  trắng ở các ống được cho vào một cái bàn khung gồm 12 ống rồi quấn vào hai cột nhà sàn ở hiên. Công việc này đòi hỏi phải có 2 - 3 người. Một người cầm cán quấn vải, một người “sỏ khổ” và chải vải. Các mế thường dùng bàn chải bằng lông con lợn lòi. Để cho sợi suôn, mềm và không bị rối, đem nướng  hạt “hồ lai” rồi trà vào bàn chải.  

 

Sau khi đã hoàn tất các khâu chuẩn bị mới đến công đoạn dệt. Nếu dệt vải trắng đơn giản, một ngày có thể dệt được từ 7- 10 m, nếu dệt các loại hoa văn, thì ngày chỉ được 2- 3 m. Dệt bằng tay nên vải cứng hay mềm, chặt hay lỏng là tùy theo ý của người dệt. Hoa văn trên thổ cẩm của con gái Mường Vang - Mường Vó là những hình cách điệu từ con chim, con rồng, con công, quả trám… gắn liền với tình yêu thiên nhiên và con người xứ Mường. Thổ cẩm rất bền, mặc đến sờn mà sợi chỉ vẫn không bị xô, nhão. Thổ cẩm của người Mường Vang – Mường Vó cũng giống như các bản Mường khác, luôn mang đậm màu sắc hoa văn của núi rừng, thiên nhiên...

 

 

                                                           Mai Thanh

                                    ( Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình)

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục