Các thầy mo làm lễ trong đám tang của người Mường xã Chí Đạo ( Lạc Sơn).
(HBĐT) - Về các nhân vật thực hành tín ngưỡng của người Mường, có hai người phổ biến nhất là ông mo và bà mới. Ông mo là người thực hành nghi lễ và kể mo trong đám ma là chủ yếu, ngoài ra còn có thể thực hành một số nghi lễ khác. Bà mới (đôi khi cũng có ông mỡi) là người thực hành các nghi lễ cúng chữa bệnh, phần nào giống với lên đồng của người Kinh.
Khi trong nhà có người ốm, người ta mới mỡi đến cúng để chữa bệnh. Người làm mỡi phải từ 30 tuổi trở lên. Để làm mỡi, người đó phải trải qua sự kiện gì đó như ốm đau, tai nạn…
Số người làm mỡi ít hơn số người làm mo. Mo có thể học được, nhưng mới thì không thể. Người làm mỡi thường là người cao số và không truyền lại được cho con cái. Bàn thờ của mới thường thờ các vị sau đây:
- Bùa mê pật pà.
- Bùa cha hoàng đế ( trời).
- Bùa khú thế lâm hương ( nước).
- Bùa cá da tầm núi tầm nang.
- Khang tền hơn ( núi ở sông Đà).
- Đức vua Hoàng Đắng.
- Đức mê Hoàng cha.
- Bua chs Ngọc Hoàng.
- Bua cha Thượng thiên.
Bàn thờ của mỡi thấp, đặt ngay trước mặt bà mỡi. Người làm mỡi ít cúng khấn lên thành tiếng. Cũng có người vừa là mo vừa là mỡi. Người làm mỡi mệt hơn là mo vì khi cúng, mỡi phải làm việc liên tục, phải xuất thần, còn mo có thể nghỉ khi mệt. Mỡi kiêng người chết, ít tiếp xúc với nhà có người chết, không ăn uống ở nhà có người chết.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Dân tộc Mông có điệu múa nổi tiếng nhất là múa khèn. Tài năng của người múa thể hiện ở chỗ họ vừa thổi khèn vừa múa. Điệu múa cho thấy sự khỏe mạnh, khéo léo của người múa. Họ có thể quay, lăn lộn, nằm, múa… mà vẫn không hề ngừng thổi những bài khèn làm say lòng người. Nhìn người múa khèn khéo léo trình diễn những điệu múa hết sức phức tạp, nhanh nhẹn như một diễn viên xiếc mà vẫn không rời chiếc khèn và bài khèn mới thấy sự tài năng của họ.
(HBĐT) - Giống như các loại hình văn hóa khác ở Hòa Bình, sau người Mường, người Thái chiếm một vai trò khá quan trọng. Thực tế này cũng thấy rõ trong nghệ thuật dân gian.
(HBĐT) - Nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng có niên đại hàng vạn năm. Những hiện vật khảo cổ học đã cho thấy một loạt các hiện vật được tìm thấy một mặt có giá trị thựuc tiễn trong đời sống vật chất của người cổ đại, mặt khác cũng cho thấy quá trình phát triển từ đồ gia dụng đến nghệ thuật tạo hình. Từ việc nghè đẽo những vật giản đơn đến các đồ trang sức là cả một bước tiến vượt bậc, nó tạo ra các sản phẩm tạo hình như các bức tranh trên đá, các đồ điêu khắc.
(HBĐT)- So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi.
(HBĐT)- Phong tục là thói quen lâu ngày đã ăn sâu, bán rễ vào đời sống xóm làng, tộc người. Những phong tục điển hình trở nên phổ biến thường được coi là "luật tục". "Luật tục" có thể được thêm bớt hoặc thay đổi khi đời sống, xã hội có những thay đổi, phát triển mới.
(HBĐT) - Mường Bi là một trong 4 Mường cổ lớn nhất trong tỉnh. Đây không chỉ là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là một vùng đất anh hùng. Xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, người dân Mường Bi đã để lại những dấu ấn đậm nét bằng những chiến công anh hùng. Những chiến công đó như dấu son góp thêm niềm vui chung của dân tộc trong ngày vui đại thắng 30/4/1975.