(HBĐT) - Hỏi: HĐND giữ vị trí, vai trò như thế nào ở địa phương? Vị trí, vai trò của đại biểu HĐND được quy định như thế nào?

 

Trả lời: HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

 

HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của HĐND.

 

Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri. Xem xét, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu HĐND có trách nhiệm vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.

 

Đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.

           

 

                                                                      PBĐ-TL (TH)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hỏi đáp về Bầu cử ĐBQH khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

(HBĐT) - Ngày Bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã được ấn định vào ngày Chủ nhật (22/5/2016). Để phục vụ các tổ chức phụ trách Bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri, ngiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội của pháp luật về Bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND, Báo Hòa Bình xin giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung hỏi, đáp về cuộc Bầu cử.

Điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021

(HBĐT) - Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, ngày 16/2/2016 của UB MTTQ tỉnh về việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, BCĐ công tác bầu cử tỉnh đã có Kết luận số 03, ngày 19/2/2016 về việc điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

Về Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước (Chương X): Để làm rõ hơn quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền XHCN, Hiến pháp bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập vào Chương X, gồm Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: Hiến pháp quy định chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước cấp trên; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan Nhà nước ở T.Ư và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục