Ảnh: Lễ ra mắt một tổ chức Công đoàn tại Khu công nghiệp huyện Lương Sơn
Vẫn còn những tồn tại
Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể
của huyện chưa thực sự có giải pháp trong tuyên truyền vận động, nắm bắt sát thực
tình hình cụ thể của các doanh nghiệp. Chưa có những giải pháp, biện pháp cụ
thể để thực hiện các nội dung Chỉ thị số 38-CT/TU đề ra. Việc triển khai thành
lập ban chỉ đạo ở một số các đảng bộ sau khi ban hành Chỉ thị 38-CT/TU còn chậm
chưa đồng bộ với việc ban hành kế hoạch thực hiện. Chỉ thị số
38-CT/TU ban hành ngày 29/10/ 2014 tuy nhiên đến năm 2016 có 05 huyện ủy thành
lập ban chỉ đạo là Tân Lạc, Lạc Thủy, Mai Châu, Cao Phong, Lạc Sơn; năm 2017
Huyện ủy Đà Bắc thành lập Ban chỉ đạo (đơn vị cuối cùng của các huyện, thành
phố).
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển tổ chức đảng, trong 34 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có 01 tổ chức đảng. Một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả phải giải thể, do vậy tổ chức đảng, đoàn thể đồng thời cũng bị giải thể như Chi bộ Công ty Cổ phần dược phẩm Lương Sơn, Chi bộ nhà máy gạch tuynen Lương Sơn thuộc Huyện ủy Lương Sơn ...
Số doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trong tỉnh tuy nhiều, song doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình ít; chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ (có số lao động ít) là 2.440 doanh nghiệp, chiếm 85,23% (2.440/2.863) tổng số doanh nghiệp của tỉnh đang hoạt động.
Trao đổi về những hạn chế của việc thực hiện Chỉ thị 38-CT/TU trên địa bàn tỉnh, đồng chí Hoàng Minh Tuấn, UVTV,Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhận định: Một số doanh nghiệp đã có tổ chức đảng, cấp ủy còn lúng túng về tổ chức và phương thức hoạt động; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu còn hạn chế, thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo đảng viên, người lao động và tham gia, phối hợp với ban giám đốc, hội đồng quản trị, chủ doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trong công tác cán bộ hiệu quả chưa cao, nội dung sinh hoạt đảng còn hạn chế, nguyên tắc tự phê bình và phê bình còn yếu, công tác tạo nguồn, kết nạp đảng viên, phân công nhiệm vụ đảng viên, quản lý đảng viên gặp nhiều khó khăn. Hoạt động ở một số tổ chức đoàn thể nhân dân chưa thật sự hiệu quả, chưa phát huy hết vai trò chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; việc tuyên truyền vận động công nhân tham gia các hoạt động xã hội còn hạn chế. Tổ chức đoàn thanh niên, hội thanh niên, hội phụ nữ phát triển quá ít so với tổng số doanh nghiệp và lực lượng công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp và chưa thành lập được tổ chức cơ sở hội cựu chiến binh. Việc tập hợp các doanh nghiệp để tổ chức hội nghị phổ biến tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của tình trạng này là do một số chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về sự cần thiết, ý nghĩa, vai trò hoạt động của tổ chức đảng và các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; chưa thật sự quan tâm việc phát triển tổ chức đảng, đoàn thể. Đặc biệt, chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn né tránh việc tiếp xúc với cấp ủy viên, thậm chí, không muốn có tổ chức đảng trong doanh nghiệp mình. Nhận thức của một bộ phận người lao động (NLĐ) còn hạn chế, chưa thấy được lợi ích thiết thực khi tham gia hoặc khi có tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã có tổ chức đảng, nhưng vai trò lãnh đạo và chất lượng hoạt động của chi ủy, chi bộ còn hạn chế. Một số tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên ở doanh nghiệp còn lúng túng về nội dung và phương thức hoạt động; chưa thực sự phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở doanh nghiệp, chưa có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nên chưa được chủ doanh nghiệp và người lao động tín nhiệm.
Cần sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng
Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhấn mạnh: "Các cấp ủy, các ngành, đoàn thể, các tổ chức CT-XH cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp, người lao động thành lập các tổ chức đảng, đoàn thể phù hợp với điều kiện thực tế theo đúng quy định. Qua đó làm cho chủ doanh nghiệp thấy được việc thành lập các tổ chức đảng và đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp ngày càng ổn định, phát triển mạnh mẽ hơn đồng thời phát huy được vai trò, vị trí của các tổ chức đảng, các tổ chức đoàn thể, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích chính đáng của chủ doanh nghiệp, người lao động. Đồng thời phải chủ động nắm bắt tình hình doanh nghiệp, doanh nhân, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp để kịp thời có chủ trương tháo gỡ khó khăn; đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; thường xuyên chăm lo củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng cần tổ chức hội nghị gặp mặt doanh
nghiệp để động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh
nghiệp, chủ doanh nghiệp tâm huyết làm tốt công tác xây dựng đảng, đoàn thể
trong doanh nghiệp. Có chính sách ưu đãi
cụ thể để khuyến khích phát triển đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Các cơ
quan, đơn vị cần triển khai thực hiện những văn bản liên quan đến việc thành
lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh cải
cách hành chính trong Đảng. Đặc biệt, cần đẩy
mạnh tuyên truyền
nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm các cấp uỷ, chính quyền, CB, ĐV, nhất là
chủ doanh nghiệp và người lao động đối với công tác xây dựng Đảng và đoàn thể
trong doanh nghiệp NKVNN, gắn kết tổ chức đảng, đoàn thể và đảng viên với doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cùng thúc đẩy
sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả kinh tế”.
Tăng cường gắn kết tổ chức đảng, đoàn thể và đảng viên với doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong doanh nghiệp đối với các tổ chức đoàn thể sẽ được phát huy đảm bảo tính lãnh đạo trực tiếp và toàn diện, qua đó xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ, đồng thời phát huy được vai trò tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các tổ chức đoàn thể phát huy vai trò tích cực, đi đầu trong các phong trào gắn liền với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời lãnh đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục đối với đoàn viên, hội viên, qua đó góp phần cùng doanh nghiệp thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích chính đáng của chủ doanh nghiệp, người lao động góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nguyễn Quyên