(HBĐT) - Đi từ xóm Đồng Hòa, qua Mỵ Đông đến Đông Hà, hơn 3 km dọc ven đường, những chùm cam sai trĩu quả đang khoe sắc trên những đồng đất xưa kia là khoai, sắn. “Một bức tranh” NTM đang hiện hữu sắc màu ấm no, là kết quả của công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đầy quyết tâm của chính quyền và người dân xã Mỵ Hòa, (Kim Bôi).

 

Nhờ chăm sóc tốt, vụ này, vườn cam hơn 4 năm tuổi của gia đình bà Bạch Thị Lự, xóm Đồng Hòa, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đem lại những quả ngọt đầu tiên.

Đồng chí Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỵ Hòa cho biết: Những năm trước đây, trên đồng đất của Mỵ Hòa chủ yếu trồng ngô, lúa nên hiệu quả kinh tế thấp, trong khi đó, đầu ra của cây mía trắng ngày càng bấp bênh khiến bà con dần quay lưng và tìm hướng đi khác. Trước đây, đồng đất của xã Mỵ Hòa từng trồng cam, chất lượng thơm, ngon nên chính quyền và người dân nơi đây đã chọn con đường phát triển cây có múi. Năm 2013, các xóm: Đồng Hòa, Mỵ Đông, Đông Hà tiên phong đưa bưởi Diễn, bưởi đỏ và cam vào trồng thay thế các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Thổ nhưỡng phù hợp nên cây trồng phát triển. Đến nay, cả xã Mỵ Hòa, diện tích trồng cây có múi đã tăng lên 160 ha, trong đó, vụ này, 30 ha cho thu hoạch.  

Là một trong những hộ đầu tiên đưa cây có múi vào trồng, đến nay, vườn cam hơn 1 ha của gia đình bà Bạch Thị Lự, xóm Đồng Hòa 2 đã lúc lỉu những quả ngọt. Bà Lự phấn khởi cho biết: “Năm đầu trồng, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên cây phát triển chậm. Từ năm thứ 2, được tư vấn, tập huấn về kỹ thuật nên cam phát triển tốt. Năm ngoái, vườn bói quả, gia đình tôi chỉ để một ít để ăn, thấy mọi người khen thơm ngon chả kém gì cam Cao Phong. Còn vụ này quả sai, hình thức đẹp, gia đình rất m?ng vì bước đầu có được thành quả sau bao ngày chăm sóc vất vả”. Ngoài trồng cam, gia đình bà Lự còn nuôi 10 con bò, 6 con lợn nái và trên 40 con lợn thương phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định, bình quân khoảng 300 triệu đồng/năm. Năm nay, con số này sẽ tăng lên đáng kể khi vườn cam của gia đình bà cho thu hoạch.  

Rời vườn cam của gia đình bà Lự, đi qua xóm Mỵ Đông, những vườn cam mới trồng cũng đua sắc bên những vườn đang lúc lỉu quả. Nhờ sự cần cù và áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc nên có thể nhận thấy, vườn  cam của bà con phát triển tốt, cây cam khỏe, không có sâu, bệnh hại. Đồng chí Quách Công Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỵ Hòa cho biết: “Hiện, bà con đã nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc và được chứng kiến vườn của các hộ khác phát triển tốt nên nhiều diện tích đã chuyển đổi sang trồng cam. Vụ này, cam sai quả, nếu bán được giá cao, chắc chắn diện tích sẽ còn tăng lên hơn nữa”.  

Phấn khởi, đầy hy vọng cũng là những gì chúng tôi ghi nhận được ở các hộ dân khác khi họ gửi gắm niềm tin vào cây có múi. Những cái tên tiêu biểu trồng cam như: Vì Ngọc Tiến, xóm Đông Hà (5 ha), Phùng Văn Thủy, xóm Bêu (14 ha), Bùi Văn Hon, xóm Cành (10 ha)… hứa hẹn vụ năm nay thu được những quả ngọt xứng đáng.  

Ngoài trồng cây có múi, xã Mỵ Hòa còn chú trọng nuôi trâu, bò theo hình thức nuôi nhốt, tiêu biểu như ở Đồng Hòa, Ba Giang. Thêm nữa, năm nay, hơn 100 ha đồng đất ven sông Bôi được bà con làm thí điểm mô hình trồng ngô ngọt, liên kết với Công ty Đồng Giao (Ninh Bình), nếu thành công, đây là hướng đi hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao.  

Với những bước đi đó, xã Mỵ Hòa đang thu được những kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo kết quả rà soát nghèo đa chiều của xã còn 23,6%, thu nhập bình quân ước đạt trên 15 triệu đồng/người/ năm. Đồng chí Hà Công Tiến cho biết: “Mỵ Hòa hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững nên các bước đi phải chắc chắn, chứ không ồ ạt. UBND xã và Trung tâm học tập cộng đồng đã, đang và sẽ tiếp tục mời các chuyên gia,  nhà nông tiêu biểu chia sẻ kinh nghiệm, giúp bà con nắm vững kỹ thuật, từng bước gặt hái được thành quả lao động”.

 

                                                                 Viết Đào

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Không vì thu hút đầu tư mà bỏ qua môi trường

(HBĐT) - Tỉnh ta đã và đang triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư. 6 tháng đầu năm 2016, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 23 dự án trong nước với số vốn đăng ký 2.867 tỉ đồng, sử dụng khoảng 730 ha đất. Đến nay, toàn tỉnh có 211 dự án đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động SX-KD, góp phần khai thác tiềm năng, tăng thu NSNN, thúc đẩy KT-XH phát triển. Trong đó, 24 dự án FDI tạo việc làm cho khoảng 14.500 lao động, 187 dự án đầu tư trong nước tạo việc làm cho gần 8.000 lao động.

Các cấp Hội Nông dân góp sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên ứng dụng tiến bộ KH-KT, thi đua SX-KD giỏi, làm giàu chính đáng góp phần vào công cuộc xây dựng NTM.

Xã Yên Lập còn nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Là xã vùng cao của huyện Cao Phong, Yên Lập gặp nhiều khó khăn trong xây dựng NTM. Đời sống của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 64,03%, hộ cận nghèo 8,29%. Xã mới có quy hoạch chung, chưa quy hoạch chi tiết và chưa tổ chức cắm mốc giới thực hiện đề án.

Kim Bôi được phân bổ 18,4 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ xây dựng NTM

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 27 xã được hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM. Trong đó có 23 xã đặc biệt khó khăn, 4 xã đã đạt chuẩn NTM. Tổng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2014-2016 của huyện thực hiện chương trình xây dựng NTM 55.072 triệu đồng.

1,5 tỷ đồng hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Năm nay, từ nguồn vốn sự nghiệp, UBND tỉnh phân bổ 1,5 tỷ đồng cho Sở NN&PTNT hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn theo chương trình xây dựng NTM.

Quy định mới về chi phí kinh doanh xăng dầu định mức

(HBĐT) - Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT sửa đổi, bổ sung quy định về phương pháp tính giá cơ sở các loại xăng dầu, cơ chế hình thành Quỹ bình ổn giá có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục