Với quy mô tổng đàn gần 2.000 con vịt trời thuần chủng, mỗi tháng ông Phan Văn Thái (51 tuổi, chủ trang trại tại thôn Nam Mỹ, xã Hòa Bắc, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) thu lãi ròng không dưới 20 triệu đồng.
Khác với vẻ “thư sinh” bàn giấy của một cán bộ phường (UBND P.An Khê, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng), ngoài giờ hành chính ông Thái trở thành một nông dân thực thụ khi về nông trại để chăn vịt. Xắn áo, rồi dùng đôi tay thô ráp xúc lấy mớ thức ăn cho đàn vịt, ông Thái bắt đầu kể: “10 năm trước, tôi mua trang trại này rồi bắt tay trồng rừng, nuôi đủ thứ con từ bò, dê, heo rừng, nhím... đến đào ao thả cá nhưng không hiệu quả. Năm 2015, đàn dê hao hụt nhiều do dịch bệnh, tôi quyết định chuyển hướng nuôi con khác thì may mắn gặp một vài người bạn từ miền Bắc vào chơi và giới thiệu mô hình nuôi vịt trời thuần chủng”. Vốn tính cẩn thận, ông Thái đã lên xe ra tận Yên Mô (Ninh Bình) “tầm sư” học nghề. Được hướng dẫn tận tình, ông Thái đặt mua 300 con vịt mang về Đà Nẵng để nuôi thử nghiệm từ đầu năm 2016.
Sau 3 tháng chăm sóc, đàn vịt trời bắt đầu sinh sản. Có được số trứng giống đầu tiên, ông Thái mua một chiếc máy ấp công suất 1.000 trứng và cho ấp thành công. “Tết Đoan ngọ (5.5 âm lịch) vừa qua, tôi chọn số vịt lớn xuất bán và được thị trường đón nhận ngoài sự mong đợi. Với đặc điểm thịt dai, thơm ngon, nhiều thực khách đã quyết định đặt mua vịt trời từ trang trại của tôi”, ông Thái nói và cho biết, để đảm bảo liên tục có nguồn hàng cung cấp, ông chọn cách nuôi gối đầu với nhiều lứa tuổi khác nhau. Đến nay, ông Thái có đàn vịt gần 2.000 con, trung bình mỗi ngày vịt giống đẻ khoảng 120 - 150 trứng. Từ kinh nghiệm tích lũy và tự học hỏi trong nhân giống, ông Thái đã mua thêm một máy ấp công suất 3.000 trứng để có thêm nguồn vịt giống bán ra thị trường. “Tôi đang bán vịt cho 10 điểm với số lượng hàng trăm con mỗi tháng. Với giá bán từ 120.000 - 125.000 đồng/con vịt thịt và 15.000 đồng/con vịt giống, mỗi tháng trừ các chi phí xong, tôi bỏ túi 20 triệu đồng tiền lãi”, ông Thái nói.
Là giống tự nhiên được thuần chủng nên theo ông Thái, vịt trời thường rất dễ nuôi và có sức đề kháng cao với các loại dịch bệnh. Tuy nhiên, để ăn chắc, ông thường tiêm phòng 2 lần và cho uống thuốc 1 lần với đàn vịt dưới 20 ngày tuổi. Sau khi đã ngừa bệnh, đàn vịt được thả nuôi tự nhiên trong hồ có rào lưới và cho ăn thức ăn là hỗn hợp gồm cám, rau xanh... Đến khi đạt khoảng 3 tháng tuổi, cân nặng từ 1 - 1,2 kg/con là có thể xuất chuồng. Ông Thái cho biết vì bản tính là con giống hoang dã nên khi làm chuồng phải chú ý đến việc đặt gần ao, hồ, đảm bảo khu vực nào cũng phải có nước để vịt ngâm mình. “Tuy vậy, nuôi vịt trời lại không đòi hỏi diện tích ao hồ lớn nên những hộ gia đình có vườn nhỏ vẫn có thể thả nuôi. Hoặc những gia đình có bể nuôi cá trê, chuồng heo bỏ không vẫn có thể tận dụng để làm hồ được”, ông Thái chia sẻ.
Với những người mua con giống về nuôi, ngoài việc tận tình hướng dẫn kỹ thuật, ông Thái còn dặn dò kỹ về việc tìm kiếm đầu ra. Đặc biệt, theo ông Thái, hiện nay trên thị trường có một loại “vịt chì” với màu lông gần giống với màu lông vịt trời thuần chủng nên khách hàng rất dễ bị nhầm lẫn. “Vịt chì” có tên như vậy là do mỏ con vịt này có màu xám như chì, thường nặng hơn vịt trời vài lạng nhưng lại có giá rẻ hơn. “Để phân biệt với loại vịt này và tránh bị trà trộn loại vịt có chất lượng thịt thấp, khi mua vịt, người tiêu dùng chỉ cần quan sát phía trước mỏ vịt có một đoạn màu vàng bằng móng tay, chân có màu hơi hồng thì đó mới đích thực là vịt trời”, ông Thái cho hay.
Theo ThanhnienOnline
(HBĐT) - Đi từ xóm Đồng Hòa, qua Mỵ Đông đến Đông Hà, hơn 3 km dọc ven đường, những chùm cam sai trĩu quả đang khoe sắc trên những đồng đất xưa kia là khoai, sắn. “Một bức tranh” NTM đang hiện hữu sắc màu ấm no, là kết quả của công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đầy quyết tâm của chính quyền và người dân xã Mỵ Hòa, (Kim Bôi).
(HBĐT) - Trong những ngày tháng 8, mặc dù thời tiết mưa nhiều nhưng nhà thầu vẫn đẩy nhanh dự án nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt cụm xã Hiền Lương, Tu Lý, Hào Lý (Đà Bắc). Theo kế hoạch, công trình phải hoàn thành vào cuối năm 2016, kỳ vọng góp phần giúp hàng ngàn hộ dân trong khu vực được sử dụng nước sạch.
(HBĐT) - Đó là một trong những nội dung chỉ đạo sáng nay (8/9) của đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND chủ trì bàn về phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Tham dự có các thành viên Ban Chỉ đạo sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường tỉnh; đại diện các Công ty trong diện sắp xếp đổi mới cùng một số đối tác tiềm năng.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 32 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực. Đến nay đã có 24 dự án đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, vốn thực hiện khoảng 250 triệu USD, chiếm 53,4% tổng vốn đăng ký, đạt mức trung bình của cả nước. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu là doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử và may mặc, triển khai dự án tập trung tại KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà, đóng góp tích cực vào doanh thu và giá trị xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
(HBĐT) - Thời gian qua, kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Lương Sơn ngày càng phát triển và đóng vai trò khá quan trọng đối với sản xuất, đời sống của các hộ nông dân. Trên địa bàn huyện có 30 tổ hợp tác.
(HBĐT) - Tỉnh ta đã và đang triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư. 6 tháng đầu năm 2016, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 23 dự án trong nước với số vốn đăng ký 2.867 tỉ đồng, sử dụng khoảng 730 ha đất. Đến nay, toàn tỉnh có 211 dự án đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động SX-KD, góp phần khai thác tiềm năng, tăng thu NSNN, thúc đẩy KT-XH phát triển. Trong đó, 24 dự án FDI tạo việc làm cho khoảng 14.500 lao động, 187 dự án đầu tư trong nước tạo việc làm cho gần 8.000 lao động.