(HBĐT) - Với những lợi thế đặc thù, trong quy hoạch phát triển KT-XH chung, huyện Lương Sơn được xác định nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh. Ngày 10/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lương Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó định hướng phát triển vùng đô thị, công nghiệp TP Hòa Bình - huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn gắn với hành lang kinh tế QL 6 và đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; chủ trương phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển mang tính động lực của tỉnh. Đô thị trung tâm huyện Lương Sơn được xác định trọng điểm đầu tư và phát triển.

Dự án sản xuất các bộ phận máy móc, thiết bị vận tải của Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam có tổng mức đầu tư 75 triệu USD đã đi vào hoạt động hiệu quả tại KCN Lương Sơn góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo của địa phương. 

 

Là cửa ngõ phía đông bắc của tỉnh, Lương Sơn có nhiều lợi thế để phát triển khi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội - vùng trọng điểm về đầu tư, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua. Vùng đất có nhiều tài nguyên khoáng sản, núi non, thiên nhiên mây nước là những cơ hội để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Từ việc tranh thủ hiệu quả sự giúp đỡ của tỉnh, huyện Lương Sơn đang triển khai các giải pháp tạo chuyển biến mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực KT-XH. Các tiềm năng, lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông - lâm nghiệp theo quy hoạch đang được khai thác hiệu quả, tạo lực đẩy mới cho diện mạo KT-XH của huyện.

 

Thứ nhất, Lương Sơn đang là điểm sáng của tỉnh về lĩnh vực phát triển công nghiệp, dịch vụ. Huyện khẳng định là điểm đến của các nhà đầu tư. KCN Lương Sơn được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tỷ lệ lấp đầy đạt 80% diện tích. KCN này đã thu hút được 26 dự án đầu tư, trong đó có 12 dự án FDI (chiếm 70,6% dự án FDI đầu tư vào các KCN của tỉnh) với số vốn đăng ký 232,4 triệu USD và 14 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 2.690 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động, chủ yếu là người địa phương, góp phần tích cực vào giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh. Trên địa bàn huyện có hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tư nhân đang hoạt động đã góp phần quan trọng phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và khu vực lân cận. Lương Sơn là huyện có dự án đầu tư nhiều nhất tỉnh với 164 dự án, chiếm 39% dự án đầu tư toàn tỉnh, gồm 19 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 282 triệu USD, 143 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 15.000 tỷ đồng.

 

Về dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều dự án đi vào khai thác khá hiệu quả. Huyện đã và đang có nhiều dự án dịch vụ, nghỉ dưỡng kể cả bình dân và cao cấp, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách trong và ngoài tỉnh. Chỉ tính Dự án sân Golf Phượng Hoàng ở xã Lâm Sơn sử dụng 300 ha đất, hàng năm giải quyết việc làm cho 500 lao động, riêng xã Lâm Sơn là 170 người, nộp ngân sách hàng chục tỷ đồng/năm.

 

Tiếp đến, trong lĩnh vực nông lâm nghiệp cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ cho vùng Thủ đô. Huyện hình thành chuỗi sản phẩm sản xuất rau hữu cơ an toàn, các mô hình chăn nuôi gia súc tập trung, nuôi bò lấy sữa, phát triển cây ăn quả mang lại thu nhập cao cho nông dân. Lương Sơn cũng là huyện dẫn đầu xây dựng NTM của tỉnh, đến nay có 5 xã hoàn thành 19 tiêu chí. Các xã còn lại đạt bình quân 14,1 tiêu chí/xã. Huyện phấn đấu trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh vào năm 2020.

 

Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của huyện luôn ở mức 2 con số. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; thương mại, dịch vụ; nông nghiệp lần lượt là: 49,7%, 29,6%, 20,7%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/năm; hộ nghèo giảm còn 4,35%. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục có tiến bộ. Chính trị ổn định, QP-AN được giữ vững, tạo điều kiện thúc đẩy KT-XH… Đặc biệt bên cạnh kết quả nổi bật đã đạt được, huyện Lương Sơn đã có sự đồng thuận, thống nhất cao trong tư tưởng, hành động của cán bộ và nhân dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng vùng trung tâm huyện sớm trở thành đô thị loại IV, là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh và trở thành huyện NTM vào năm 2020.

 

                                                                                  Lê Chung

Các tin khác

Không có hình ảnh

Lạc Sơn-phát triển vùng nguyên liệu mía đường niên vụ 2017 - 2018

(HBĐT) - Ngày 8/11 UBND huyện Lạc Sơn phối hợp với Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình tổ chức hội nghị phát triển vùng nguyên liệu mía đường niên vụ 2017 - 2018.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.420 tỷ đồng

(HBĐT) - Tổng thu NSNN trên địa bàn 10 tháng qua ước đạt 2.420 tỷ đồng, bằng 95% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 84% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu cân đối ngân sách ước đạt 2.355 tỷ đồng; thu xuất, nhập khẩu 40 tỷ đồng; thu quản lý qua NSNN thực hiện 25 tỷ đồng. Thu ngân sách địa phương ước đạt 7.351 tỷ đồng, bằng 98% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 94% so với Nghị quyết HĐND tỉnh.

Hơn 410 tỷ đồng phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng 9/11, tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, Ban quản lý dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc đã tổ chức khởi công dự án. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở KH&ĐT, huyện Đà Bắc và đông đảo cán bộ, nhân dân trong huyện.

Khai trương Điểm bán hàng Việt “Tự hào hàng Việt Nam”

(HBĐT) - Ngày 8/11, tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn), Sở Công Thương đã tổ chức khai trương Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Đây là mô hình thí điểm nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững thuộc danh mục của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020.

Huyện Lương Sơn phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

(HBĐT) - Canh tác hữu cơ hiện nay đang được nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn quan tâm trong bối cảnh thực phẩm không an toàn tràn lan trên thị trường. Người nông dân cũng bị ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi hàng ngày, hàng giờ họ phải tiếp xúc với phân bón và thuốc trừ sâu hóa học cho cây trồng.

Nuôi ong lấy mật - hướng đi tiềm năng ở xã Hợp Đồng

(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, tận dụng điều kiện tự nhiên, một số hộ dân ở xã Hợp Đồng (Kim Bôi) phát triển mô hình nuôi ong lấy mật đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, hiện mô hình này chưa được nhân rộng tương xứng với tiềm năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục