(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên, một vài hộ dân ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang phát triển mô hình trồng măng tây. Đến nay, diện tích măng tây của toàn xã mở rộng lên 6 ha, 2 hộ gia đình tham gia trồng thí điểm. Sản phẩm đã được xuất bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

 

Mô hình trồng măng tây của gia đình chị Nguyễn Thị Điệp ở thôn 5, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) cho hiệu quả kinh tế cao.

Cùng cán bộ UBND xã Cố Nghĩa đến thăm trang trại măng tây của chị Nguyễn Thị Điệp ở thôn 5, người tiên phong trồng măng tây tại xã. Chúng tôi không khỏi bất ngờ trước quy mô trang trại được xây dựng khoa học. Những hàng cây măng tây xanh ngát được trồng ngay ngắn, thẳng tắp đang chờ ngày thu hoạch. Hệ thống tưới tiêu được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu sản xuất. Dẫn chúng tôi dạo quanh trang trại, chị Điệp chia sẻ: “Được người thân trong tỉnh Ninh Thuận giới thiệu về mô hình măng tây đem lại giá trị kinh tế cao, tôi tìm đến Bắc Ninh, nơi được coi là “thủ phủ” trồng măng tây ở miền Bắc. Qua quá trình học hỏi, tôi quyết định mua giống tại Công ty TNHH Bắc Phong (Bắc Ninh) để trồng thí điểm. Bắt tay vào trồng măng tây từ tháng 2/2016 với diện tích 4 ha, sau 4- 5 tháng thực hiện kỹ thuật xử lý hạt, cấy bầu, cấy giống, đến nay măng tây đã cho thu hoạch. Trong 3 tháng thu bói (từ tháng 8 - 10/2016), giai đoạn đầu do cây còn nhỏ nên mỗi ngày gia đình tôi chỉ thu được 15 - 20 kg. Tuy nhiên từ tháng thứ 3 trở đi, trung bình mỗi ngày gia đình tôi thu được 50 kg. Theo giá thị trường hiện nay, măng tây loại 1, 2 có giá 80.000 đồng/kg; loại 3 giá 40.000 đồng/ kg. Trong 3 tháng, gia đình tôi xuất bán ra thị trường 3 tấn măng tây, thu về 180 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 30 triệu đồng. Dự tính năm 2017, toàn bộ diện tích măng tây bước vào giai đoạn thu chính,  mỗi ngày gia đình tôi sẽ thu từ 1- 2 tạ.

 

Chị Điệp chia sẻ thêm về những ưu điểm vượt trội của mô hình trồng măng tây, trung bình chu kỳ thu hoạch kéo dài từ 10- 12 năm, thậm chí là 15 năm nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi. Thời gian xây dựng mô hình ngắn, quanh năm có sản phẩm cung cấp cho thị trường. So với một số cây trồng khác, măng tây đem lại hiệu quả cao hơn bởi cùng diện tích, 1 sào màu chỉ thu được 1,6 triệu đồng/năm, trong khi đó 1 sào măng có thể thu được 45 triệu đồng/ năm, ước tính gấp khoảng 30 lần giá trị kinh tế.

 

Bên cạnh đem lại nguồn lợi nhuận cho các chủ trang trại măng tây,  mô hình còn thu hút được số lượng lớn lao động phổ thông. Chỉ tính riêng trang trại của gia đình chị Nguyễn Thị Điệp đã có từ 15- 20 lao động với mức lương ổn định 4,5 triệu đồng/người/tháng. Do công việc không đòi hỏi về yếu tố kỹ thuật nên nhiều lao động lúc nông nhàn cũng có thể làm thuê theo ngày, giờ với mức lương thỏa thuận. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

 

Hiện nay, người tiêu dùng luôn yêu cầu sản phẩm có chất lượng và rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chính vì vậy, măng tây được người dân ưa chuộng bởi là món ăn giàu dinh dưỡng và không sử dụng thuốc BVTV. Măng tây thương phẩm chủ yếu xuất bán cho các nhà hàng, khách sạn, siêu thị tại Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.

 

Đồng chí Hoàng Công Chí, Chủ tịch UBND xã Cố Nghĩa cho biết: “Một số hộ dân tiên phong phát triển mô hình măng tây hiện đã cho thu hoạch, bước đầu đạt được kết quả tích cực. Trong thời gian tới, xã sẽ tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho hộ dân có nhu cầu phát triển mô hình. Khuyến khích các hộ gia đình tiên phong phát triển mô hình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm với các hộ mới tham gia trồng măng tây. Tuy nhiên, các hộ không nên trồng ồ ạt, tránh tình trạng sản phẩm bị tu thương ép giá và không có thị trường tiêu thụ ổn định.

    

                                                                   

                                                                       Đức Anh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Xã Trung Sơn chung sức thi đua xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Để thực hiện chương trình xây dựng NTM được hiệu quả, bên cạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền, một động lực quan trọng không thể thiếu là phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức và đồng lòng của người dân. ở xã Trung Sơn (Lương Sơn), vai trò của người dân được thể hiện rõ nét trong suốt lộ trình xây dựng NTM trong những năm qua.

Những giải pháp nâng cao thứ hạng chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Ngày 1/8/2016, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phê duyệt và công bố chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư. Theo đó, tỉnh ta đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, giảm 8 bậc so với năm 2014. Dù giảm về thứ hạng nhưng điểm số vẫn tăng 2, 79 điểm cho thấy những cố gắng thực hiện các giải pháp cải cách hànhchính (CCHC) ở tỉnh. Phân tích 7 chỉ số thành phần của PAR INDEX đã thể hiện rõ kết quả đạt được cũng như những nguyên nhân hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong CCHC của tỉnh hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.

Mô hình nuôi cá lồng VietGAP trên vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Đó là mô hình nuôi cá lồng áp dụng VietGAP của Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh. Mô hình bắt đầu thực hiện từ năm 2013 tại xóm Vôi, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).

Sức vóc Mường Bi

(HBĐT) - Nhắc đến Mường Bi - Tân Lạc, nhiều người nhớ ngay đến đó là vùng đất cổ mang đậm nét văn hóa truyền thống và nhịp sống cũng hết sức “trầm”. Riêng tôi, gắn bó nhiều với vùng đất Mường Bi, tìm hiểu nhiều về cuộc sống mới của người dân nơi đây lại thấy Mường Bi khá “động” và luôn hòa chung dòng chảy của thời cuộc để phát triển.

Phát triển vùng nguyên liệu mía đường niên vụ 2017 -2018

(HBĐT) - UBND huyện Lạc Sơn phối hợp với Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình vừa tổ chức hội nghị phát triển vùng nguyên liệu mía đường niên vụ 2017 - 2018.

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông Nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng”

(HBĐT) - Ngày 13/11, tại Hoà Bình, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)”. Tham dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo Tổng Cục Lâm Nghiệp, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp và một số nhà khoa học cùng đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, trung tâm khuyến nông và đại diện nông dân 7 tỉnh khu vực miền Bắc gồm Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục