(HBĐT) - Tình hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có bước phát triển toàn diện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm thực hiện các chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh ta có đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số chiếm 73% dân số. Hiện toàn tỉnh có 95 xã và 116 thôn, bản khó khăn, trong đó có 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Được thụ hưởng các dự án nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở khu vực này, tỉnh đã rà soát để triển khai có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng.
Đồng chí Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Ngoài chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; chính sách hỗ trợ tái định cư; hỗ trợ trực tiếp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn… theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2013-2015, tỉnh ta đã triển khai có hiệu quả một số chính sách đặc thù. Cụ thể, với Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh, trong giai đoạn 2013-2015, tỉnh đã trích từ nguồn vốn Chương trình 135 số tiền 15.790 triệu đồng đầu tư xây dựng 9 công trình giao thông với tổng chiều dài 9, 3 km và 1 công trình bai mương cho các thôn, bản. Hỗ trợ trực tiếp 6.806 triệu đồng (từ nguồn vốn Chương trình 135) xây dựng 60 mô hình sinh kế bao gồm; mô hình nuôi dê sinh sản, nuôi bò lai sin, bò địa phương, nuôi lợn lai rừng Thái Lan, nuôi lợn thịt bản địa và mô hình nuôi ngan thịt cho 29 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh.
Với dự án phát triển KT -XH 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu (tổng nguồn vốn đầu tư 274.020 triệu đồng), từ khi triển khai đến nay đã đầu tư được 2 công trình nước, 1 công trình điện, 2 công trình đường giao thông với tổng kinh phí 17.870 triệu đồng. Đồng thời, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất 400 triệu đồng.
Chi trường Thung Mài thuộc trường tiểu học xã Hang Kia (Mai Châu) được đầu tư xây dựng kiên cố đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xóm
Do điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa bố trí được ngân sách dành riêng cho thực hiện các đề án này, vì vậy, khi triển khai tỉnh đã thực hiện cơ chế linh hoạt: lồng ghép từ các nguồn vốn khác nhau do trung ương cấp như vốn Chương trình 134 (hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn), Chương trình 135, giai đoạn II hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn…
Khi điều tiết vốn, Trung tâm Dch vụ hỗ trợ vùng dân tộc (Ban Dân tộc tỉnh) đã tiến hành rà soát kỹ để đảm bảo hỗ trợ đúng nhu cầu người dân cần. Ví như ở xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc), người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản trên sông Đà, khi lập phương án hỗ trợ đã có 12 hộ được vay vốn để nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Được hỗ trợ vốn, KH-KT, nhiều hộ gia đình phát triển thành công mô hình nuôi cá lồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng /năm. Điển hình như các hộ ông Hoàng Mạnh Hùng, Xa Văn ước, Xa Văn Như, Xa Văn Quý... đến nay đã thực sự thoát nghèo.
Bên cạnh đó, một chính sách đặc thù khác mang lại hiệu quả khá rõ nét đó là việc phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2020 (theo Quyết định số 316t, ngày 24/3/2014 của UBND tỉnh) . Theo đánh giá của Ban Dân tộc, cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh: 2 năm qua, các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ đã làm tốt công tác tuyên truyền, lồng ghép, huy động các nguồn lực triển khai tập huấn, đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, chăm lo cho người nghèo…
Hỗ trợ, giúp đỡ đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng những chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn đã phát huy hiệu quả. Nổi bật là: Nâng cao kỹ năng và xây dựng được hình thức sản xuất mới, trang bị kiến thức cho hộ nghèo biết áp dụng tiến bộ KH -KT vào sản xuất, nâng cao nguồn thu nhập. Cơ sở hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn được cải thiện với con số khá ấn tượng: 100% xã vùng 135 có Trường Tiểu học và THCS, có điện sinh hoạt, đường ô tô đến trung tâm xã. 100% xã có trạm y tế đảm bảo thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vùng 135 giảm xuống còn 23% (đầu năm 2016).
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Ban Dân tộc tỉnh đã đưa ra những lộ trình cụ thể: Trong thời gian tới sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực lồng ghép từ các chương trình, dự án để phát huy hiệu quả, đồng bộ các nguồn vốn; nghiên cứu áp dụng tiến bộ KH -KT, ứng dụng vào sản xuất và đời sống; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; định hướng hỗ trợ tạo vùng nguyên liệu chuyên canh, vùng nguyên liệu cây, con đặc sản… và đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, xa, đạc biệt khó khăn của tỉnh.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Nhắc đến Mường Bi - Tân Lạc, nhiều người nhớ ngay đến đó là vùng đất cổ mang đậm nét văn hóa truyền thống và nhịp sống cũng hết sức “trầm”. Riêng tôi, gắn bó nhiều với vùng đất Mường Bi, tìm hiểu nhiều về cuộc sống mới của người dân nơi đây lại thấy Mường Bi khá “động” và luôn hòa chung dòng chảy của thời cuộc để phát triển.
(HBĐT) - UBND huyện Lạc Sơn phối hợp với Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình vừa tổ chức hội nghị phát triển vùng nguyên liệu mía đường niên vụ 2017 - 2018.
(HBĐT) - Ngày 13/11, tại Hoà Bình, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)”. Tham dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo Tổng Cục Lâm Nghiệp, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp và một số nhà khoa học cùng đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, trung tâm khuyến nông và đại diện nông dân 7 tỉnh khu vực miền Bắc gồm Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Hoà Bình.
(HBĐT) - Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) là xã nằm ở vùng hạ lưu sông Đà. Xưa kia xã có tên gọi Túy Cổ Thượng - là một thôn của xã Lạc Song, thuộc tổng Tinh Nhuệ, huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây được tách ra nhập vào tổng Hòa Bình, châu Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình ngày 18/3/1891. Từ buổi khai thiên lập địa, Túy Cổ Thượng cùng các xã khác như Mại Thôn, Túy Cổ Hạ… đã trở thành căn cứ của nghĩa quân Hai Bà Trưng.
(HBĐT) - Vùng đất Mường Thàng qua thời gian đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của cây cam. Sự hòa quyện giữa tình cây, tình đất, tình người đã làm nên thương hiệu cam ngon đặc trưng mang tên Cao Phong. Để rồi, bất cứ ai trên mảnh đất Cao Phong và quê hương Hòa Bình đều tự hào khi giới thiệu về thương hiệu nông sản mạnh nhất của tỉnh. Được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, xác lập vị thế nông sản nổi bật, “khắc” được chữ tín với người tiêu dùng, cam Cao Phong không ngừng vươn xa, hướng tới mục tiêu “xuất ngoại”.
(HBĐT) - Với những lợi thế đặc thù, trong quy hoạch phát triển KT-XH chung, huyện Lương Sơn được xác định nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh. Ngày 10/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lương Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó định hướng phát triển vùng đô thị, công nghiệp TP Hòa Bình - huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn gắn với hành lang kinh tế QL 6 và đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; chủ trương phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển mang tính động lực của tỉnh. Đô thị trung tâm huyện Lương Sơn được xác định trọng điểm đầu tư và phát triển.