(HBĐT) - Đó là mô hình nuôi cá lồng áp dụng VietGAP của Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh. Mô hình bắt đầu thực hiện từ năm 2013 tại xóm Vôi, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).
Ở cùng thời điểm triển khai, việc nuôi thủy sản trên vùng hồ của xã Thái Thịnh còn nhỏ lẻ, chưa đầu tư có quy mô. Đa số lồng, bè được làm bằng tre, nứa không đảm bảo độ bền, chắc. Các loại cá đặc sản chưa được đưa vào nuôi nhiều trong dân. Việc chăm sóc và kỹ thuật nuôi mới dừng ở mức độ nhất định. Với sự hỗ trợ kỹ thuật, giám sát của Chi cục Thủy sản, chủ cơ sở đi vào nuôi cá lồng đã thực hiện cam kết và nội quy, trong đó, tiêu chí hàng đầu là kiểm soát mối nguy gây mất ATTP, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.
Thu hoạch cá trắm đen sản xuất áp dụng VietGAP tại cơ sở nuôi cá lồng của doanh nghiệp Cường Thịnh trên lòng hồ sông Đà.
Theo anh Phạm Văn Thịnh, chủ cơ sở nuôi cá lồng áp dụng VietGAP, số lượng lồng nuôi ban đầu có 20 lồng, hiện nay đã tăng lên 250 lồng cá, riêng khu vực hồ địa phận xóm Vôi có 60 lồng. Điều không thể phủ nhận là môi trường nuôi cá lồng áp dụng VietGAP tại đây nhờ thiên nhiên ưu đãi luôn đảm bảo tiêu chí môi trường nước sạch. Bên cạnh nguồn thức ăn tại chỗ cho cá lồng nuôi là cá tép dầu, việc cho cá ăn cám bổ sung cũng được cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt cùng sự giám sát thường xuyên của cơ quan chuyên môn phối hợp. Cán bộ, nhân viên tại cơ sở triển khai công việc được giao theo nguyên tắc đảm bảo ATTP, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động. Người đến làm việc thực hiện đúng quy định và các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm mối nguy.
Tiên phong trong nuôi thủy sản áp dụng VietGAP, cơ sở của anh Phạm Văn Thịnh cho đến thời điểm này là cơ sở duy nhất được chứng nhận nuôi cá lồng bè đạt tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh, mở ra cơ hội thị trường “đầu ra” cho sản phẩm cá sạch vùng hồ sông Đà. Kể từ tháng 3/2016, cơ sở được chọn cung ứng cá cho hệ thống chuỗi thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nếu như trước đây, sản phẩm cá áp dụng VietGAP có giá thậm chí “cào bằng” so với sản phẩm cùng loại trên thị trường, từ khi gia nhập chuỗi, cá lồng VietGAP cũng chuyển sang một phân khúc khác, giá trị tăng thêm từ 15 - 20%.
Những chủng loại cá mà cơ sở đang cung ứng hiện nay chủ yếu là cá đặc sản: lăng, nheo, ngạnh, trắm đen, diêu hồng, dầm xanh… Bình quân mỗi tháng, cơ sở cung cấp cho chuỗi 4 – 5 tấn cá sạch các loại. Ngoài ra còn cung cấp cho các chợ đầu mối, kênh bán buôn lớn, sản lượng cá đạt 250 – 300 tấn /năm. Trong tiến trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng, anh Thịnh dự kiến đến cuối năm nay sẽ mở cửa hàng ngay trung tâm thành phố Hòa Bình để người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn thực phẩm an toàn. Đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Thái Thịnh cho biết: Trong tầm ảnh hưởng của cơ sở nuôi VietGAP đi đầu, nghề nuôi cá lồng, bè trên vùng hồ của nhân dân trên địa bàn có những tác động đáng kể, bà con mạnh dạn hơn trong đầu tư lồng /bè, con giống, áp dụng kỹ thuật, tăng cường chăm sóc để đạt hiệu quả cao hơn. Sau 4 năm, từ khoảng 200 lồng đến nay, toàn xã đã phát triển trên 800 lồng cá nuôi bao gồm cả trong dân và doanh nghiệp.
Bùi Minh
(HBĐT) - Vùng đất Mường Thàng qua thời gian đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của cây cam. Sự hòa quyện giữa tình cây, tình đất, tình người đã làm nên thương hiệu cam ngon đặc trưng mang tên Cao Phong. Để rồi, bất cứ ai trên mảnh đất Cao Phong và quê hương Hòa Bình đều tự hào khi giới thiệu về thương hiệu nông sản mạnh nhất của tỉnh. Được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, xác lập vị thế nông sản nổi bật, “khắc” được chữ tín với người tiêu dùng, cam Cao Phong không ngừng vươn xa, hướng tới mục tiêu “xuất ngoại”.
(HBĐT) - Với những lợi thế đặc thù, trong quy hoạch phát triển KT-XH chung, huyện Lương Sơn được xác định nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh. Ngày 10/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lương Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó định hướng phát triển vùng đô thị, công nghiệp TP Hòa Bình - huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn gắn với hành lang kinh tế QL 6 và đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; chủ trương phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển mang tính động lực của tỉnh. Đô thị trung tâm huyện Lương Sơn được xác định trọng điểm đầu tư và phát triển.
(HBĐT) - Trong thời điểm kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, nhìn lại lĩnh vực công nghiệp của tỉnh đã có bước tiến mạnh mẽ. Trong những ngày này, có mặt tại KCN Lương Sơn mới thấy những kết quả phát triển công nghiệp của tỉnh. KCN Lương Sơn là điểm nhấn trong phát triển công nghiệp của tỉnh ta trong hơn chục năm trở lại đây. Hàng ngày, trên 10.000 công nhân hối hả ra, vào ca. Hiện tại, KCN Lương Sơn đã thu hút được 28 dự án đầu tư, trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 232,7 triệu USD và 15 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký hơn 2.700 tỷ đồng, diện tích đất đã cho nhà đầu tư thuê chiếm 82% diện tích đất thương phẩm.
(HBĐT) - Ngày 11/11, HTX Nông nghiệp và Thương Mại Mường Động (thôn Bãi Chạo, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi) đã chính thức ra mắt nhãn hiệu sản phẩm Quả có múi an toàn Mường Động.
(HBĐT) - Hơn 10 năm về trước, sau khi thu hoạch xong vụ hè - thu, người dân ở xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) hầu như bỏ đất không, chờ đến vụ chiêm - xuân mới tiếp tục làm đất, cày cấy. Thế nhưng những năm gần đây đã thành thói quen, thu hoạch xong, bà con lại xắn tay ngay vào trồng ngô đông, tích cực sản xuất để nâng cao thu nhập, quyết không để đất nghỉ.
(HBĐT) - Tuy chưa thoát nghèo nhưng hơn 20 hộ có hoàn cảnh khó khăn được sự trợ giúp từ “Ngân hàng bò” ở huyện Đà Bắc đã có thêm “điểm tựa” để từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Đó là hiệu quả bước đầu mà Dự án “Ngân hàng bò” mang lại - một dự án thiết thực đã được Hội Chữ thập đỏ huyện Đà Bắc triển khai từ năm 2013 đến nay.