(HBĐT) - Ngày 1/8/2016, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phê duyệt và công bố chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư. Theo đó, tỉnh ta đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, giảm 8 bậc so với năm 2014. Dù giảm về thứ hạng nhưng điểm số vẫn tăng 2, 79 điểm cho thấy những cố gắng thực hiện các giải pháp cải cách hànhchính (CCHC) ở tỉnh. Phân tích 7 chỉ số thành phần của PAR INDEX đã thể hiện rõ kết quả đạt được cũng như những nguyên nhân hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong CCHC của tỉnh hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.
Về công tác chỉ đạo, điều hành, UBND tỉnh đã quan tâm, các cấp, ngành cũng tổ chức thực hiện các nội dung CCHC khá hiệu quả. Tỉnh đã thực hiện một số sáng kiến như: gắn việc thực hiện CCHC với công tác thi đua, khen thưởng, đổi mới công tác kiểm tra... chỉ số xếp hạng từ 20 năm 2014 lên 19 năm 2015. Về xây dựng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do thời gian ban hành kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL còn chậm nên giảm 20 bậc so với năm 2014. Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã tăng 5 bậc so với năm 2014. Về cải cách tổ chức bộ máy giảm 5 bậc do kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện giảm. Về xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng CB -CC-VC thứ hạng giữ nguyên so với năm 2014 nhưng vẫn còn các tiêu chí chưa đạt hoặc ở mức thấp như: tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ cấp xã, chưa phê duyệt được vị trí việc làm đối với viên chức.
Thành phố Hòa Bình quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bố trí cán bộ, công chức có năng lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại bộ phận “một cửa hiện đại”.
Về đổi mới cơ chế tài chính giảm 16 bậc so với năm 2014 do tỷ lệ cơ quan hành chính của tỉnh tự chủ về tài chính mới đạt 92,7% (yêu cầu 100%). Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh thực hiện tự chủ tài chính mới đạt 70,8% (yêu cầu trên 80%). Lĩnh vực hiện đại hóa hành chính tăng 3 bậc do tỉnh triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản đến 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Tuy nhiên còn tiêu chí đạt thấp như chưa có dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4 trong khi đó yêu cầu phải có 10 dịch vụ trở lên ở mức độ 3 và 2 dịch vụ trở lên ở mức độ 4; chưa triển khai hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO ở cấp xã. Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp huyện có mô hình một cửa hiện đại mới đạt 18,9% (yêu cầu trên 50%)... Bên cạnh đó còn một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, đơn vị nhưng chưa có quy chế phối hợp cụ thể để thực hiện hiệu quả. Lãnh đạo một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất cho bộ phận “một cửa”, cũng như giao quyền tự chủ tài chính, ứng dụng công nghệ vào CCHC...
Sở Nội vụ đã kiến nghị với BCĐ CCHC tỉnh thực hiện những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những vướng mắc, nâng cao hiệu quả CCHC của tỉnh. Trong đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về CCHC thực hiện Nghị quyết số 05 của BTV Tỉnh ủy cũng như Đề án của UBND tỉnh về đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2011-2020. Nghiêm túc trong công tác đánh giá CB -CC-VC theo Nghị định số 56 của Chính phủ làm cơ sở để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện tinh giản biên chế. Hoàn thiện việc đầu tư trang thiết bị công nghệ để tiếp nhận phần mềm điện tử đúng thời hạn theo Công văn số 1068/UBND-KGVX của UBND tỉnh. Các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu phải hoàn thành việc quyết định giao quyền tự chủ cho 100% đơn vị sự nghiệp giáo dục trước ngày 30/11/2016. Giải quyết chế độ cho 318 CB -CC cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nhưng không có khả năng đào tạo vào năm 2017. Sớm ban hành quy chế phối hợp trong giải quyết các TTHC trong lĩnh vực người có công; tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân, khắc phục tình trạng giải quyết hồ sơ chậm như hiện tại. Tổ chức đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chỉ số CCHC năm 2016; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các nội dung CCHC và là tiêu chí để phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Chỉ số CCHC thể hiện quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đổi mới công tác quản lý theo dõi, đánh giá để bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện chương trình CCHC giai đoạn 2011 - 2020. Chỉ số CCHC là một trong những công cụ quản lý và thông qua công bố Chỉ số một mặt đưa ra thứ hạng của các tỉnh, các bộ, ngành về kết quả CCHC. Nhưng điều quan trọng hơn là xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ, ngành, địa phương trong các lĩnh vực CCHC. Thông qua đó xác định quyết tâm chính trị và trách nhiệm của người đứng đầu phải có thái độ nghiêm túc, nhìn chỉ số này và thấy chỗ nào mạnh thì phát huy, chỗ nào còn tồn tại, hạn chế thì phải tập trung đẩy mạnh lên để đáp ứng được yêu cầu mà mục tiêu chương trình CCHC giai đoạn 2011-2020 đã đưa ra.
Lê Chung
(HBĐT) - Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) là xã nằm ở vùng hạ lưu sông Đà. Xưa kia xã có tên gọi Túy Cổ Thượng - là một thôn của xã Lạc Song, thuộc tổng Tinh Nhuệ, huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây được tách ra nhập vào tổng Hòa Bình, châu Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình ngày 18/3/1891. Từ buổi khai thiên lập địa, Túy Cổ Thượng cùng các xã khác như Mại Thôn, Túy Cổ Hạ… đã trở thành căn cứ của nghĩa quân Hai Bà Trưng.
(HBĐT) - Vùng đất Mường Thàng qua thời gian đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của cây cam. Sự hòa quyện giữa tình cây, tình đất, tình người đã làm nên thương hiệu cam ngon đặc trưng mang tên Cao Phong. Để rồi, bất cứ ai trên mảnh đất Cao Phong và quê hương Hòa Bình đều tự hào khi giới thiệu về thương hiệu nông sản mạnh nhất của tỉnh. Được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, xác lập vị thế nông sản nổi bật, “khắc” được chữ tín với người tiêu dùng, cam Cao Phong không ngừng vươn xa, hướng tới mục tiêu “xuất ngoại”.
(HBĐT) - Với những lợi thế đặc thù, trong quy hoạch phát triển KT-XH chung, huyện Lương Sơn được xác định nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh. Ngày 10/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lương Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó định hướng phát triển vùng đô thị, công nghiệp TP Hòa Bình - huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn gắn với hành lang kinh tế QL 6 và đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; chủ trương phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển mang tính động lực của tỉnh. Đô thị trung tâm huyện Lương Sơn được xác định trọng điểm đầu tư và phát triển.
(HBĐT) - Trong thời điểm kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, nhìn lại lĩnh vực công nghiệp của tỉnh đã có bước tiến mạnh mẽ. Trong những ngày này, có mặt tại KCN Lương Sơn mới thấy những kết quả phát triển công nghiệp của tỉnh. KCN Lương Sơn là điểm nhấn trong phát triển công nghiệp của tỉnh ta trong hơn chục năm trở lại đây. Hàng ngày, trên 10.000 công nhân hối hả ra, vào ca. Hiện tại, KCN Lương Sơn đã thu hút được 28 dự án đầu tư, trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 232,7 triệu USD và 15 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký hơn 2.700 tỷ đồng, diện tích đất đã cho nhà đầu tư thuê chiếm 82% diện tích đất thương phẩm.
(HBĐT) - Ngày 11/11, HTX Nông nghiệp và Thương Mại Mường Động (thôn Bãi Chạo, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi) đã chính thức ra mắt nhãn hiệu sản phẩm Quả có múi an toàn Mường Động.
(HBĐT) - Hơn 10 năm về trước, sau khi thu hoạch xong vụ hè - thu, người dân ở xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) hầu như bỏ đất không, chờ đến vụ chiêm - xuân mới tiếp tục làm đất, cày cấy. Thế nhưng những năm gần đây đã thành thói quen, thu hoạch xong, bà con lại xắn tay ngay vào trồng ngô đông, tích cực sản xuất để nâng cao thu nhập, quyết không để đất nghỉ.