(HBĐT) - Để thực hiện chương trình xây dựng NTM được hiệu quả, bên cạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền, một động lực quan trọng không thể thiếu là phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức và đồng lòng của người dân. ở xã Trung Sơn (Lương Sơn), vai trò của người dân được thể hiện rõ nét trong suốt lộ trình xây dựng NTM trong những năm qua.

 

Ngay sau khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015, Đảng bộ, chính quyền xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng để người dân hiểu đầy đủ mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm trong quá trình xây dựng NTM. Do đó, Ban chỉ đạo xã đã tuyên truyền, vận động đến nhân dân một cách sâu rộng thông qua các đoàn thể, KDC và các buổi họp xóm. Tổ chức các buổi giao lưu tuyên truyền về chủ trương của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ cụ thể của xã về các nội dung xây dựng NTM.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn 2011- 2015 là 15, 3 tỷ đồng, trong đó, vốn đóng góp của nhân dân 2, 3 tỷ đồng, chiếm 15,03%, vượt mức quy định đóng góp của cộng đồng dân cư theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, nhân dân hiến 3.094 m2 đất nông nghiệp, đất thổ cư và hơn 2.000 ngày công lao động. Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nhân dân đóng góp, các trục đường giao thông tại các xóm Mái, Bến Cuối, Lộc Môn đã được bê tông hóa và đưa vào sử dụng. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân.

 

 

Với nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và nhân dân đóng góp, đường giao thông nội xóm Bến Cuối, xã Trung Sơn (Lương Sơn) đã được bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

 

Dẫn chúng tôi đi khảo sát thực tế, đồng chí Nguyễn Ngọc Thiệu, trưởng xóm Bến Cuối, xã Trung Sơn chia sẻ: “Ngay sau khi được Đảng bộ, chính quyền xã tuyên truyền về thực hiện xây dựng NTM nhằm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhân dân trong xóm đều nhất trí, đồng tình ủng hộ với chủ trương của Nhà nước đề ra. Để xây dựng đường GTNT cần nhiều nguồn vốn, tuy nhiên, kinh phí Nhà nước có hạn, vì vậy, nhân dân trong xóm tổ chức họp bàn, thống nhất huy động nhân dân đóng góp tiền để xây dựng các công trình GTNT. Trong 5 năm qua, nhân dân xóm Bến Cuối huy động được 600 triệu đồng, hiến 2.200 m2 đất các loại và 1.500 ngày công lao động làm đường giao thông. Đến nay, trục đường liên xóm Bến Cái - xóm Mái dài 1 km, trục đường nội xóm Bến Cuối dài 3 km đã được bê tông hóa. 

 

Bên cạnh đó, nhân dân xã Trung Sơn năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài phát triển nông nghiệp, người dân tích cực phát triển chăn nuôi với tổng đàn gia súc, gia cầm 17.170 con. Toàn xã trồng 18, 6 ha cây có múi, trong đó, 8, 6 ha cây ăn quả hiện đang cho thu hoạch. Nhằm nâng cao kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, xã đã tổ chức 21 lớp dạy nghề, 32 lớp tập huấn cho 3.090 lượt người tham gia. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 2 nhà máy xi măng, 5 doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động phổ thông. Theo thống kê năm 2015, thu nhập bình quân của xã đạt 23, 5 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2%, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về hộ nghèo, nhà ở, thu nhập và việc làm. 

 

Đồng chí Bùi Văn Ban, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn cho biết: “Xây dựng NTM là nhiệm vụ lâu dài cần sự vào cuộc tích cực của Đảng bộ, chính quyền xã và nhân dân. Đến nay, với nguồn lực hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và nhân dân đóng góp, xã đã đạt 13 tiêu chí xây dựng NTM. Dự tính hết năm nay, xã hoàn thành thêm 2 tiêu chí là giao thông và thủy lợi. Trong thời gian tới, chính quyền xã tiếp tục huy động nhân dân phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng NTM. Ngoài ra, mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí để hoàn thành các tiêu chí còn lại để xã phấn đấu về đích vào năm 2018”.

 

 

 

                                                                       Đức Anh

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông Nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng”

(HBĐT) - Ngày 13/11, tại Hoà Bình, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)”. Tham dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo Tổng Cục Lâm Nghiệp, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp và một số nhà khoa học cùng đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, trung tâm khuyến nông và đại diện nông dân 7 tỉnh khu vực miền Bắc gồm Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Hoà Bình.

Sức sống mới trên vùng đất Túy Cổ Thượng Vùng đất giàu truyền thống cách mạng

(HBĐT) - Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) là xã nằm ở vùng hạ lưu sông Đà. Xưa kia xã có tên gọi Túy Cổ Thượng - là một thôn của xã Lạc Song, thuộc tổng Tinh Nhuệ, huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây được tách ra nhập vào tổng Hòa Bình, châu Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình ngày 18/3/1891. Từ buổi khai thiên lập địa, Túy Cổ Thượng cùng các xã khác như Mại Thôn, Túy Cổ Hạ… đã trở thành căn cứ của nghĩa quân Hai Bà Trưng.

Tự hào thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Vùng đất Mường Thàng qua thời gian đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của cây cam. Sự hòa quyện giữa tình cây, tình đất, tình người đã làm nên thương hiệu cam ngon đặc trưng mang tên Cao Phong. Để rồi, bất cứ ai trên mảnh đất Cao Phong và quê hương Hòa Bình đều tự hào khi giới thiệu về thương hiệu nông sản mạnh nhất của tỉnh. Được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, xác lập vị thế nông sản nổi bật, “khắc” được chữ tín với người tiêu dùng, cam Cao Phong không ngừng vươn xa, hướng tới mục tiêu “xuất ngoại”.

Những điểm nhấn phát triển ở huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Với những lợi thế đặc thù, trong quy hoạch phát triển KT-XH chung, huyện Lương Sơn được xác định nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh. Ngày 10/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1621/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Lương Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó định hướng phát triển vùng đô thị, công nghiệp TP Hòa Bình - huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn gắn với hành lang kinh tế QL 6 và đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; chủ trương phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển mang tính động lực của tỉnh. Đô thị trung tâm huyện Lương Sơn được xác định trọng điểm đầu tư và phát triển.

Công nghiệp Hòa Bình và những dấu ấn

(HBĐT) - Trong thời điểm kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, nhìn lại lĩnh vực công nghiệp của tỉnh đã có bước tiến mạnh mẽ. Trong những ngày này, có mặt tại KCN Lương Sơn mới thấy những kết quả phát triển công nghiệp của tỉnh. KCN Lương Sơn là điểm nhấn trong phát triển công nghiệp của tỉnh ta trong hơn chục năm trở lại đây. Hàng ngày, trên 10.000 công nhân hối hả ra, vào ca. Hiện tại, KCN Lương Sơn đã thu hút được 28 dự án đầu tư, trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 232,7 triệu USD và 15 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký hơn 2.700 tỷ đồng, diện tích đất đã cho nhà đầu tư thuê chiếm 82% diện tích đất thương phẩm.

Chính thức ra mắt nhãn hiệu Quả có múi An toàn Mường Động

(HBĐT) - Ngày 11/11, HTX Nông nghiệp và Thương Mại Mường Động (thôn Bãi Chạo, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi) đã chính thức ra mắt nhãn hiệu sản phẩm Quả có múi an toàn Mường Động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục