(HBĐT) - Ngày 23/11, đoàn công tác của Sở GTVT đã có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Thủy kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Đoàn công tác đi kiểm tra thực tế việc thực hiện các công trình GTNT trên địa bàn xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy

 

Theo báo cáo, đến nay trên địa bàn huyện có 8 xã Đồng Tâm, Cố Nghĩa, Phú Lão, Thanh Nông, Lạc Long, Khoan Dụ, Phú Thành, Liên Hòa đạt tiêu chí số 2 về giao thông; có 1 xã đạt 2 chỉ tiêu của tiêu chí số 2 là xã Yên Bồng; có 4 xã đạt 1 chỉ tiêu của tiêu chí số 2 là Hưng Thi, An Lạc, An Bình, Đồng Môn.  Tổng kinh phí thực hiện tiêu chí 02 nông thôn mới năm 2016 là 261,699 tỷ đồng. Trong đó nguồn đã thực hiện là 93,119 tỷ đồng; nguồn đang triển khai thực hiện là 168,5 tỷ đồng. Năm 2016 có 5 xã phấn đấu đạt tiêu chí số 2 là Thanh Nông, Lạc Long, Khoan Dụ, Phú Thành, Liên Hòa. Đối với xã Thanh Nông đăng ký phấn đấu về đích năm 2016 có 10,2 km/10,2 km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đạt 100%; đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 9,98km/12,4km  đạt 80,48%; đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa là 31,3 km/31,3km đạt 100%; đường ngõ, xóm được cứng hóa là 16,14 km/31,3 km/31,3 km đạt là 51,6%; đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 11/20,5 km đạt 53,6%.

 

Tại buổi làm việc, UBND huyện Lạc Thủy đề nghị Sở GTVT tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục được thực hiện Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn. Đối với trục đường huyện, trục xã đề nghị tỉnh tiếp tục có kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác hàng năm, nhất là đối với các xã đặc biệt khó khăn về đường giao thông.

 

Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế công tác phát triển GTNT tại xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy.

 

 

                                                                             Đ.T

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Toàn tỉnh trồng gần 7.300 ha cây màu vụ đông

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch các cây màu vụ hè – thu và tập trung trồng, chăm sóc cây màu vụ đông.

Chanh đào rớt giá, quả rụng đỏ gốc

(HBĐT) - Nhiều năm trước cây chanh đào được người dân huyện Cao Phong chọn làm trồng cây “bờ rào”. Bởi cây có giá trị kinh tế không cao, điều kiện chăm sóc đơn giản hơn cây cam, quýt và có nhiều gai. Tuy nhiên, từ vụ chanh năm 2012, giá chanh tăng đột biến bởi quả chanh đào được sử dụng ngâm làm thuốc chữa bệnh. Từ một vài nghìn đồng một kg lên đến 50.000 - 60.000 đồng /kg. Trước hiệu quả kinh tế của cây chanh đào, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích, bỏ ra diện tích lớn để trồng chứ không trồng để làm bờ rào như trước. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về diện tích trồng chanh ở Cao Phong cũng như các huyện khác trong tỉnh nhưng diện tích và sản lượng hiện nay không hề nhỏ.

Tăng cường kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản

(HBĐT) - Kể từ tháng 9/2015, Sở NN & PTNT Hà Nội đã tổ chức đoàn cán bộ và các doanh nghiệp làm việc với các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm của tỉnh ta. Đồng thời, đi thăm quan một số cơ sở tiêu biểu của tỉnh sản xuất cam Cao Phong, nuôi cá lồng của Công ty TNHH MTV Minh Tín trên hồ sông Đà. Sau chương trình này, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm của Hà Nội đã kết nối trực tiếp với cơ sở sản xuất của tỉnh.

Hội LHPN huyện Kim Bôi: Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Khương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kim Bôi cho biết: Trong giai đoạn 2011-2016, hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã được các cấp Hội tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên.

Giữ gìn và phát triển thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Cao Phong là đất cam. Cam có mặt trên đồng đất Cao Phong từ vài chục năm trước, từng là sản phẩm được xuất sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông âu. Qua nhiều thăng trầm, có lúc cam Cao Phong phải núp bóng sản phẩm cùng loại. Đến nay, khi chất lượng ngày càng được khẳng định, các loại cam khác lại núp bóng cam Cao Phong để dễ tiêu thụ. Sau nhiều nỗ lực, vào cuối năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.

Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020

(HBĐT) - Ngày 3/11/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục