(HBĐT) - Cam Cao Phong đã có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, được cả nước biết đến là một trong những thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Nhưng hiện nay, khi niên vụ thu hoạch camvừa bắt đầu, người trồng cam Cao Phong không khỏi lo lắng bởi một số điểm bán mạo nhận bán cam Cao Phong nhưng trà trộn các loại cam khác. Việc nhận diện sản phẩm cam Cao Phong so với các loại cam khác rất khó, nhất là về mặt ngoại hình. Có nơi, mặc dù cam Cao Phong đã hết thời vụ nhưng vẫn trưng biển có hàng…

 

Hàng chục người tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh, thành phố khác đã vừa gọi điện về Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh mong được tư vấn, giải đáp thắc mắc xoay quanh việc làm thế nào để nhận diện sản phẩm cam Cao Phong. Những thông tin mà người tiêu dùng quan tâm được UBND huyện Cao Phong phản hồi, chia sẻ. Từ cuối năm 2014, cùng với việc được chứng nhận chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, huyện đã thành lập Ban kiểm soát chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam quả. Trong 10 tháng năm 2016, Ban kiểm soát tham mưu cho UBND huyện tổ chức 3 hội nghị bao gồm hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo quy chế kiểm soát nội bộ hoạt động quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý và mẫu lô gô Chỉ dẫn địa lý, tem, nhãn gắn chỉ dẫn địa lý, phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn cho sản phẩm cam quả và sử dụng chỉ dẫn địa lý Cao Phong 2016, tổ chức kiểm soát và ký cam kết với các hộ kinh doanh cam quả cho các xã, thị trấn trên trục QL6. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ban kiểm soát đã xây dựng 2 biển thông báo hết vụ thu hoạch cam 2015 – 2016, xây dựng 2 biển thông báo Lễ hội cam Cao Phong lần thứ hai diễn ra từ ngày 13 – 19/11/2016 ở 2 điểm đầu huyện và cuối huyện nhằm thông báo cho nhân dân trong, ngoài huyện và các tỉnh lân cận biết. Huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các xã, thị trấn trong vùng Chỉ dẫn địa lý thành lập Hội trồng cam, các hộ có sản phẩm cam quả lưu thông trên thị trường đăng ký sử dụng Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong.

Cam Cao Phong của HTX  Nông nghiệp và Dịch vụ Phúc Linh, thị trấn Cao Phong khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường.

Ngoài ra, Ban kiểm soát còn tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong của HTX dịch vụ nông nghiệp Phúc Linh và Công ty TNHH MTV Cao Phong hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện hồ sơ gửi Sở KH & CN thẩm định cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Tiến hành kiểm soát sự tuân thủ các quy định về sản xuất, chế biến, sử dụng nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng mang chỉ dẫn địa lý. Qua kiểm soát, bên cạnh các đơn vị, tổ chức kinh doanh thực hiện tương đối tốt quy định của Nhà nước vẫn còn một số hộ chưa tuân thủ, làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng sản phẩm. Cụ thể, đã kiểm tra, xử lý 1.928 thùng làm giả theo mẫu bao bì của Công ty TNHH MTV Cao Phong, lập biên bản, xử phạt trên 2 triệu đồng và tịch thu, tiêu hủy toàn bộ số thùng làm giả.

Qua thống kê sơ bộ, toàn huyện có trên 1.300 hộ sản xuất cam quả, riêng 2 xã Bắc Phong, Tây Phong chưa thống kê danh sách. Về cơ sở kinh doanh sản phẩm có khoảng 150 hộ kinh doanh dọc QL6 và một số điểm ở các xã Dũng Phong, Thu Phong, Nam Phong. Khó khăn hiện nay là các hộ dân chưa có biển để chủng loại cam rõ ràng, các thương nhân còn nhầm lẫn các loại cam, giá cả thị trường chưa thống nhất đối với cùng một chủng loại, việc in ấn tem, bao bì đựng sản phẩm chưa được triển khai thực hiện. Một trở ngại khác cho sản phẩm cam Cao Phong ở thời điểm hiện tại là việc tiêu thụ sản phẩm vẫn phụ thuộc vào tiểu thương.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Chính, Phó phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện, để quản lý tốt chất lượng, chủng loại cam cần động viên, khuyến khích các hộ trồng cam thành lập Hội. Hiện một vài đơn vị đã thành lập được website thông tin về sản phẩm cam quả như nhóm sản xuất cam VietGAP Đát Tra Cao Phong. Trên địa bàn có 6 hộ được cấp giấy phép kinh doanh, các hộ bán nhỏ lẻ đã tổ chức ký cam kết. Huyện đang tăng cường kiểm soát về nguồn gốc sản phẩm, kiểm soát sự tuân thủ các quy định về sản xuất, chế biến, sử dụng nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng mang chỉ dẫn địa lý trong hoạt động thương mại, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý. Trong tương lai không xa, cam Cao Phong sẽ tiếp cận tiêu chuẩn VietGAP.

Niên vụ 2016 – 2017, diện tích cam kỳ kinh doanh toàn huyện đạt trên 900 ha, sản lượng ước 23.000 tấn, thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau. Các giống cam chính trên địa bàn là cam lòng vàng, Xã Đoài cao, Xã Đoài lùn, Valenxia, cam Canh và quýt ôn Châu. Hiện nay có một số địa phương khác ngoài tỉnh cũng trồng cùng giống cam như của ta. Tuy nhiên, về chất lượng thì không đâu bì được với cam Cao Phong. Để mua đúng sản phẩm cam Cao Phong đã có chỉ dẫn địa lý, người tiêu dùng chỉ nên mua ở những địa chỉ uy tín. Về nhận diện cam quả của Cao Phong sau cắt bán trong ngày, cuống và lá héo nhanh do không dùng hóa chất bảo quản trong khi các loại cam trôi nổi khác sau nhiều ngày, cuống vẫn dai và lá tươi. Về chất lượng bên trong, cam Cao Phong có hương thơm đặc trưng, tép giòn khác biệt với cam Trung Quốc ăn có mùi ủng, tép nát…

 

                                                                                     Bùi Minh

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục