(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm trên cùng diện tích canh tác, xã An Lạc (Lạc Thủy) đã vận động một số hộ dân có diện tích đất bãi thuận lợi về nước tưới đưa cây ớt sừng xanh vào trồng thử nghiệm trên diện tích 3,5 ha. Qua hơn 2 tháng chăm sóc, đến nay, cây ớt sinh trưởng, phát triển tốt.
Là 1 trong 19 hộ của xã An Lạc tiên phong thực hiện thí điểm mô hình trồng ớt sừng xanh, ông Ngô Văn Quân, thôn An Phú cho biết: “Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đình tôi đã trồng 10.000 cây ớt. Nếu so sánh cây ớt với các loại cây trồng khác chúng tôi thấy hơn hẳn. Bình quân mỗi cây chỉ tính cho thu 1 kg, với giá bán cho Công ty TNHH ớt Việt Nam (Hải Dương) ổn định 7.000 đồng/kg thì 10.000 cây ớt đã đem lại cho gia đình tôi 70 triệu đồng. So với cây ngô, trước đây gia đình trồng trên diện tích này, năng suất chỉ được 2 tạ/ 1 sào, nhưng 1 sào ớt sẽ cho thu đến 7 triệu đồng, bằng giá trị của cả 1 tấn ngô”.
Để đảm bảo đầu ra cho các hộ tham gia mô hình, xã An Lạc đã ký kết đầu ra cho sản phẩm ớt quả với Công ty TNHH ớt Việt Nam với giá thu mua tại vườn là 7.000 đồng/1kg. Công ty cam kết hỗ trợ thu mua và bao tiêu toàn bộ sản phẩm của người dân. Khi đưa cây ớt vào gieo trồng, Công ty đã hỗ trợ giống, vốn, phân bón, hướng dẫn khoa học kỹ thuật về cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây ớt trong từng giai đoạn cho người dân.
Gia đình Ông Ngô Văn Quân, thôn An Phú, xã An Lạc (Lạc Thủy) tiên phong trong việc trồng ớt sừng xanh.
Tuy là vụ đầu tiên nông dân An Lạc làm quen với cây ớt nhưng không mấy bỡ ngỡ. Dự kiến mỗi sào ớt sau khi trừ chi phí người nông dân thu lãi trên 7 triệu đồng. Cao hơn nhiều so với trồng ngô hoặc sắn. ông Bùi Văn Oai, Phó Chủ tịch UBND xã An Lạc cho biết: Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, cấp ủy, chính quyền xã An Lạc đã tập trung lãnh đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Trong đó, năm 2016 xã đã ký kết với Công ty TNHH ớt Việt Nam về việc triển khai thực hiện mô hình trồng ớt để xuất khẩu. Hiện nay, ngoài diện tích trồng thí điểm, Công ty phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây ớt. Cùng với đó, Công ty đầu tư về giống, thuốc bảo vệ thực vật. Từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch ớt là 60 ngày đã được thu. Hiện nay, chúng tôi thu hoạch lứa đầu với năng suất cao, giá cả hợp lý, đem lại lợi nhuận cho nông dân.
Mô hình ớt đầu tiên được thực hiện tại thôn An Phú, xã An Lạc thành công sẽ là tiền đề để nhân rộng ra các thôn trong xã và các xã trên địa bàn huyện Lạc Thủy, tiến tới xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm nâng cao giá trị trên 1 diện tích canh tác.
Hà Chung (Đài Lạc Thủy)
(HBĐT) - Mô hình được Hội Phụ nữ xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) triển khai kể từ năm 2015 đến nay. Mô hình thực hiện theo phương pháp chăn nuôi lợn thịt khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch cung ứng cho thị trường.
(HBĐT) - Chúng tôi trở lại xã Nam Phong (Cao Phong) vào một ngày cuối năm 2016. Con đường từ quốc lộ 6 vào trung tâm xã ngày nào còn gồ ghề xuống cấp đã được thảm nhựa trải dài khang trang. Cán bộ, nhân dân trong xã đã quản lý, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực, tiến những bước vững chắc trên còn đường về đích xây dựng NTM.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở NN &PTNT, hiện tại, toàn tỉnh có diện tích cây ăn quả có múi khoảng 6,3 nghìn ha, tăng 1, 6 nghìn ha so cùng kỳ năm trước. Riêng diện tích cho sản phẩm 2,6 nghìn ha, tăng 850 ha so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, giúp người nộp thuế tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách thuế, chế độ kế toán, ngày 8/12, Cục thuế Hoà Bình phối hợp với Công ty Cổ phần Misa tổ chức Hội nghị tập huấn chính sách thuế, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối thoại với người nộp thuế cho 300 học viên là kế toán các doanh nghiệp thuộc Cục Thuế quản lý; kế toán các doanh nghiệp thuộc Chỉ cục Thuế TPHB quản lý; đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, Liên minh HTX.
(HBĐT) - Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của huyện Lương Sơn đạt khá, sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực tập trung theo quy hoạch gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị được hình thành và phát huy hiệu quả. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất từng bước được cải thiện.
(HBĐT) - Những ngày này, nông dân xã Ba Khan (Mai Châu) tất bật ngoài đồng vì khoai lang vào mùa thu hoạch. Tưởng rằng hoạt động sản xuất của bà con nơi đây khó có thể vực dậy ngay sau những thiệt hại do đợt lũ đầu tháng 8 để lại. Nhưng vượt lên thử thách của thiên nhiên, nông dân Ba Khan trúng lớn vụ khoai lang năm nay.