(HBĐT) - Từ lâu, cây chè Shan tuyết đã “bén duyên” với xã Trung Thành. Thế nhưng, do gặp nhiều khó khăn về vấn đề đầu ra nên dù trong Nghị quyết Đảng ủy về phát triển KT-XH của xã xác định đây là cây trồng chủ lực trong xóa đói - giảm nghèo, cây chè vẫn chỉ phát triển manh mún, chưa tạo được bước đột phá...
Vườn chè của gia đình ông Hà Văn Xướng, Bí thư chi bộ xóm Thượng, xã Trung Thành (Đà Bắc) phát triển tốt nhưng gặp khó khăn đầu ra.
Trung Thành là xã vùng cao của huyện Đà Bắc, đời sống kinh tế của bà con nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn. Để nâng cao thu nhập, những năm qua, ngoài tập trung đưa các giống ngô, sắn có năng suất cao vào canh tác, bà con ở xã cũng đặt khá nhiều kỳ vọng vào cây chè. Đồng chí Lường Văn Đương, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Nhiều năm về trước, Trung Thành đã được coi là vùng chè của huyện. Khi đó, chè được trồng nhiều nhưng chưa thành hàng hóa. Từ năm 2005, cây chè Shan tuyết được đưa vào trồng với quy mô lớn hơn từ các dự án giảm nghèo. Với thổ nhưỡng phù hợp nên chè phát triển tốt. 5 năm lại đây, xã có trên 40 ha chè cho thu hoạch thường xuyên. Nghị quyết của Đảng ủy xã về phát triển KT-XH xác định, đây là cây trồng chủ lực trong tương lai. Hiện, tổng diện tích trồng mới của cả xã đạt trên 50 ha.
Chúng tôi đến xóm Thượng, 1 trong 2 xóm có diện tích trồng chè nhiều nhất xã. Trên những triền đồi, những vườn chè Shan tuyết phủ kín sắc xanh. ông Hà Văn Xứng, Bí thư chi bộ xóm Thượng cho biết: “Xóm Thượng có 24 ha chè, giá bán 6.000 đồng/kg chè búp, so với các cây trồng khác, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Hầu như diện tích trồng chè hiện tại, trước đó chẳng trồng được ngô, sắn nên chỉ có chè là phù hợp. Hiện nay, bà con trồng xen những khoảng đất trống và trồng mới ở nhiều sườn đồi khác trong xóm”.
Theo ông Xứng, không phải xã nào cũng có thổ nhưỡng phù hợp với cây chè, việc trồng và chăm sóc chè đỡ vất vả hơn các cây trồng khác. Thêm nữa, cây chè có vai trò quan trọng trong chống xói mòn, rửa trôi đất. Thế nhưng, bà con vẫn chưa mạnh dạn chuyển đổi bởi lẽ: “Vào mùa cao điểm, có ngày bà con hái được cả tấn chè thế nhưng ở xóm chỉ có 1 lò sao chè với công suất khiêm tốn nên chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Bà con lại phải chở hơn 3 km ra xã Yên Hòa bán nên vấn đề đầu ra là nỗi trăn trở của bà con chúng tôi”, ông Xứng giãi bày.
Gia đình anh Hà Văn Nam là một trong những hộ trồng nhiều chè ở xóm Thượng với hơn 4.000 m2 đang cho thu hoạch. Anh
Đồng chí Lường Văn Đương, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết: Hiện, cả xã có trên 120 ha đang trồng ngô có thể chuyển đổi sang trồng chè. Với những khó khăn hiện tại, cây chè chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và chưa đem lại nguồn thu nhập thực sự giúp bà con xóa đói - giảm nghèo. Trung Thành là xã thuộc khu vực 135, hiện, thu nhập bình quân mới đạt 14,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 63,43%. Do đó, bà con xã nghèo này rất cần sự quan tâm của các cơ quan hữu quan trong việc kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cũng như hỗ trợ về kỹ thuật để nâng cao chất lượng.
(HBĐT) - Không cần lặn lội đâu xa để tìm kiếm, trải nghiệm sắc thái văn hóa, không khí của phiên chợ vùng cao bởi dịp Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh vừa qua, một phiên chợ mang sức sống, hơi thở vùng cao đã được tổ chức ngay tại thành phố Hòa Bình. Phiên chợ gây sức hút với nhiều người, kể cả người từ trước đến nay chưa từng hoặc đã từng đi chơi ở chợ phiên.
(HBĐT) - Là xã vùng ven, cửa ngõ của TP Hòa Bình, xã Trung Minh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH. Cùng với đó, nhân dân đã được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, làm chổi chít... phát triển kinh tế. Những đồng vốn này tuy không nhiều nhưng đã góp phần giúp nhiều gia đình giảm nghèo bền vững và từng bước làm giàu.
(HBĐT) - Với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm... Trong những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Châu đã giải quyết kịp thời nguồn vốn chính sách đến với người dân, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển.
(HBĐT) - Về Mông Hóa (Kỳ Sơn) hôm nay, dáng dấp của một xã NTM kiểu mẫu hiển hiện rõ qua những con đường rải nhựa, bê tông dài tít tắp, những nhà cao tầng khang trang, cửa hàng, cửa hiệu mọc lên san sát… Là xã hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng NTM thuộc top đầu của huyện, tuy nhiên không vì vậy, người dân nơi đây bằng lòng với những gì có được.
(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Lạc Sơn, trong tháng 11, doanh số cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn đạt trên 5,5 tỷ đồng, luỹ kế doanh số cho vay từ đầu năm đạt trên 95 tỷ đồng với 4.939 lượt khách hàng vay vốn, đưa tổng dư nợ toàn huyện lên trên 326 tỷ đồng với 18.312 khách hàng còn dư nợ.
(HBĐT) - Ngày 24/11/2016, NHCSXH Việt Nam đã ban hành Văn bản số 4710/NHCS-TDNN về việc hướng dẫn thực hiện cho vay bổ sung vốn để khôi phục SX-KD đối với khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan. Theo đó sẽ giúp các hộ vay vốn ở những vùng bị thiên tai, dịch bệnh… bị rủi ro có điều kiện khôi phục lại sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề, từ đó vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.