(HBĐT) - Với tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp trong tổng cơ cấu kinh tế của huyện chiếm 48%; tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân đạt 6,3%/năm, những năm qua, huyện Cao Phong luôn dành sự đầu tư thỏa đáng để tạo đà cho nông nghiệp “cất cánh”.
Cao Phong có tổng diện tích đất tự nhiên 25.527,83 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 7.520 ha, diện tích mặt nước nuôi thủy sản khoảng 90 ha. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, trong đó, tập trung 2 cây trồng chủ lực là cây ăn quả có múi và mía. Trong đó, cây mía khoảng 2.400 ha, cây ăn quả có múi trên 2.100 ha.
Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để tạo nền tảng thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, những năm gần đây, huyện Cao Phong chủ động triển khai, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV, vắcxin phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất cây có múi, mía mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện. Một mặt, tranh thủ sự hỗ trợ từ các chủ trương, chính sách của T.Ư, của tỉnh để phát triển mạnh lĩnh vực nông nghiệp.
Nhiều năm “được mùa, mất giá” nhưng hiện mía vẫn là cây trồng chủ lực ở xã Dũng Phong (Cao Phong).
Trong công tác tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, bên cạnh việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, UBND huyện tập trung chỉ đạo các ngành, cấp đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nông dân; tuyên truyền nhân rộng mô hình điển hình, tấm gương tiêu biểu xuất sắc trong sản xuất để cơ sở học tập, tham khảo, vận dụng nhân rộng. Đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình điểm, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng để cán bộ, hội viên, nông dân biết và nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để thực hiện.
Bằng những nỗ lực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ việc thực hiện chính sách, đến nay, huyện Cao Phong đã thu hút được 4 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện Quyết định số 10, ngày 27/4/ 2015 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020: năm 2015 có 75 hộ đăng ký phát triển 150 lồng cá, tổng nhu cầu kinh phí 3,7 tỷ đồng; năm 2016 có 58 hộ đăng ký 136 lồng, tổng nhu cầu kinh phí 5,969 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 11, ngày 27/4/ 2015 của UBND tỉnh “Quy định một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt, giai đoạn 2015-2020”; năm 2015 có 4 hộ đăng ký 7,85 ha, tổng nhu cầu kinh phí 111 triệu đồng; năm 2016 có 50 hộ đăng ký 69 ha, tổng nhu cầu kinh phí 1.379 tỷ đồng...
Huyện đã dành sự quan tâm thỏa đáng, tuy nhiên kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn chưa cao. Nguyên do theo đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện: Hiện tại, việc liên kết để tiêu thụ nông sản (cam, mía) giữa người nông dân và các doanh nghiệp chưa bền vững. Quy mô sản xuất nông nghiệp tại địa phương nhỏ lẻ, manh mún, việc tiêu thụ chủ yếu qua tư thương mua tại các vườn hộ gia đình và bán lại tại các chợ đầu mối. Việc dồn điền, đổi thửa xây dựng cánh đồng lớn ở huyện còn nhiều khó khăn dẫn đến chưa hình thành được mô hình sản xuất theo chuỗi để sản xuất, tiêu thụ với với quy mô lớn. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cũng hết sức khó khăn.
Để tạo đà cho phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, huyện Cao Phong đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí dồn điền, đổi thửa xây dựng cánh đồng lớn để có thể đưa cơ giới, máy móc, KH-KT vào sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm. Đề nghị bổ sung đối tượng áp dụng tại Quyết định số 33, ngày 4/11/2015 của UBND tỉnh “Quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020” nhằm tạo cơ chế mở cho các tiểu thương được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Đề nghị đơn giản hóa hồ sơ yêu cầu điều kiện được hỗ trợ trong Quyết định số 10, ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh “Quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020”; Quyết định số 11, ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh “Quy định một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt, giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”... để nông nghiệp huyện Cao Phong phát triển bền vững.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh có tổng nguồn vốn NSNN được giao 2.533,307 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối NSNN 948,59 tỷ đồng; vốn T.ư hỗ trợ có mục tiêu 342,51 tỷ đồng, bao gồm: chương trình mục tiêu phát triển KT - XH các vùng 237,601 tỷ đồng; chương trình mục tiêu QP - AN trên địa bàn trọng điểm 25,5 tỷ đồng; chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững 11 tỷ đồng...; chương trình mục tiêu hỗ trợ vốn đối ứng ODA 27,48 tỷ đồng; vốn nước ngoài 326,183 tỷ đồng; nguồn trái phiếu Chính phủ 600 tỷ đồng (dự kiến); chương trình mục tiêu quốc gia 288,544 tỷ đồng.
(HBĐT) - Hội Phụ nữ xã Bắc Phong (Cao Phong) hiện quản lý 5 tổ TK&VV với gần 200 thành viên vay vốn, thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ trên 6,8 tỉ đồng, thu lãi hàng năm đạt trên 98%, không có nợ quá hạn; số dư tiền gửi tiết kiệm huy động của các thành viên vay vốn thông qua tổ tiết kiệm 22 triệu đồng.
(HBĐT) - 14 năm qua (2003 - 2016), Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngày càng thể hiện rõ nét vai trò là công cụ hiệu quả giúp thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
(HBĐT) - Thời gian qua, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi trên các hồ thủy lợi và nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình phát triển mạnh. Hiện, toàn tỉnh có 2.785 ha ao, hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản; 3.855 lồng nuôi cá. Các địa phương tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý môi trường, ương nuôi cá bột, thu hoạch cá thương phẩm, cải tạo ao, hồ chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
(HBĐT) - Không có nước để gieo cấy, nhiều năm qua, nông dân ở xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) chuyên canh trồng rau sạch với nhiều sản phẩm đa dạng. Hướng đi này không chỉ biến khó khăn thành lợi thế mà còn đem lại kết quả thiết thực giúp bà con xóm Cha Long nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thủy thường xuyên đối mặt với diễn biến cực đoan của thời tiết. Chính vì vậy, trong tái cơ cấu nông nghiệp, Yên Thủy huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa, đưa cơ giới vào sản xuất, chuyển diện tích lúa cấy không ăn chắc, diện tích cây màu kém hiệu quả sang trồng cây các loại cây trồng có giá trị cao hơn như khoai sọ, mía tím, mướp đắng lấy hạt và cây dược liệu.