(HBĐT) - Hiện nay, Hội LHPN xã Pà Cò (Mai Châu) có trên 400 hội viên, sinh hoạt tại 8 chi hội của 7 xóm. Phần lớn chị em tham gia sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ, cuộc sống còn nhiều khó khăn.

 

Thời gian qua, phụ nữ trong xã luôn đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Hàng năm, Hội đề ra các biện pháp giúp đỡ cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ và điều kiện của Hội như: phối hợp hỗ trợ chị em vay vốn, giúp cây, con giống, ngày công lao động, liên hệ giới thiệu việc làm, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh... Đến nay, trên 90% phụ nữ trong  xã đã tích cực tham gia nghề thêu, vẽ hàng thổ cẩm,  sản xuất giấy bạc, trồng cây lanh dệt vải, trồng chè, từ đó giúp  chị em có việc làm, thu nhập hàng năm từ 50 - 70 triệu đồng. Bên cạnh đó, Hội LHPN xã Pà Cò đã giúp đỡ, hỗ trợ 55 hộ vay vốn làm kinh tế không tính lãi; hỗ trợ hội viên nghèo cây giống, vật nuôi, giúp ngày công để hội viên có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.  

Mặt khác, Hội phối hợp với  Dự án giảm nghèo thành lập 17 nhóm nuôi  bò với 96 con, 10 nhóm nuôi lợn với 100 con lợn sinh sản và mô hình nuôi gà đen. Hội cũng phối hợp với Trạm KN-KL huyện tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ và tích cực phối hợp với các dự án nhằm khôi phục trồng cây lanh dệt vải, duy trì nghề thêu, làm giấy bạc; mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao nhận thức cho hội viên, từ đó chị em có kinh nghiệm phát triển kinh tế, đời sống ổn định…

Có thể nói, nhờ những chính sách ưu đãi, sự quan tâm, chia sẻ, động viên kịp thời, sự yêu thương, đùm bọc nhau mà hộ nghèo trên địa bàn xã do phụ nữ làm chủ đã giảm qua các năm. Từ đó giúp phụ nữ khẳng định được vai trò làm chủ kinh tế gia đình. Nhiều chị em sau khi được tuyên truyền, học tập đã mạnh dạn đứng ra vay vốn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi. Trên địa bàn xã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi như các chị: Sùng Y Tếnh, Mùa Y Sang, Sùng Y Chư, Vàng Y Gánh, Mùa Y Khô…  

Chị Mùa Y Xố, Chủ tịch Hội LHPN xã Pà Cò cho biết: Từ những hoạt động cụ thể, thiết thực và sự chủ động của Hội LHPN xã trong phong trào phát triển kinh tế không chỉ giúp chị em thay đổi tư duy, cách làm mà còn phát huy khả năng sáng tạo của mỗi hội viên trong sản xuất, kinh doanh, giúp hội viên thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn xã.

 

                                       Thu Hường (Đài Mai Châu)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Lạc Thủy duy trì điểm bán - giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn

(HBĐT) - Khai trương vào thời điểm cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn huyện Lạc Thủy là địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng trên địa bàn lựa chọn. Tuy nhiên sau gần 3 tháng vận hành, điểm cung cấp nông sản, thực phẩm an toàn chưa thu hút được đông đảo người dân. Việc cung ứng chủ yếu mới chỉ đối với một bộ phận cán bộ, công chức và người dân thị trấn.

Thành phố Hòa Bình dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 100 tỷ đồng

(HBĐT) - Sáng 10/4, Ban đại diện HĐQT NHCSXH TPHB tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II. Dự hội nghị có lãnh đạo NHCSXH tỉnh, các thành viên ban đại diện HĐQT NHCSXH TPHB.

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 72.768 triệu đồng

(HBĐT) - Trong quý I/2017, kết quả thu ngân sách Nhà nước của TP Hòa Bình cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch dự toán giao đầu năm và cao hơn cùng kỳ năm 2016. Theo đó, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 72.768 triệu đồng, đạt 21,6% so với dự toán HĐND thành phố giao, tăng 42,5% so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thu trong cân đối ước thực hiện 72.714 triệu đồng, đạt 22,1% so với dự toán, tăng 42,5% so với cùng kỳ; thu ngoài cân đối thực hiện 54 triệu đồng, đạt 0,6% so với dự toán HĐND thành phố giao, tăng 96,6% so cùng kỳ năm trước.

Huyện Yên Thủy nhân rộng mô hình liên kết chăn nuôi nhóm hộ

(HBĐT) - Xây dựng các mô hình hỗ trợ theo hình thức nhóm hộ nhằm cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, giúp các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển các mô hình kinh tế cần sự đầu tư lớn như: nuôi dê sinh sản, bò lai Sind, gà thương phẩm… đó là cách làm mà một số xã đang thực hiện. Các nhóm hộ nuôi dê thương phẩm ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thủy là ví dụ điển hình về cách giảm nghèo bền vững.

Xã Ngổ Luông Trăn trở đường giao thông liên thôn, xóm

(HBĐT) - Sau nhiều năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, mặc dù đã huy động được sức người, sức của thực hiện các tiêu chí, song hiện nay, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) mới đạt 11 tiêu chí. Còn nhiều tiêu chí khó cần chưa đạt, điển hình là tiêu chí về giao thông nông thôn.

Đầu tư trên 987 triệu đồng phát triển cây có múi

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cuối năm 2016, huyện Yên Thuỷ khuyến khích các xã phát triển mô hình trồng cây có múi. UBND huyện giao Trạm KN-KL thực hiện 3 mô hình về trồng cam an toàn thực phẩm với giống cam CS1, quy mô 5 ha tại xóm Cây Báy, xã Lạc Hưng với 9 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện 237,1 triệu đồng; mô hình trồng bưởi Diễn an toàn thực phẩm, quy mô 5 ha tại thị trấn Hàng Trạm có 15 hộ tham gia với kinh phí thực hiện 227,95 triệu đồng; mô hình trồng bưởi Diễn cải tạo vườn tạp, quy mô 15 ha, trong đó tại xóm Đình, xã Phú Lai 5 ha; xóm Đồng Lạc, xã Đoàn Kết 5 ha; xóm Lòng, xã Yên Trị 5 ha với 56 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện trên 987 triệu đồng, nhân dân đóng góp trên 410 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục