(HBĐT) - Những năm trước đây, ông Đinh Văn Tiên ở xóm Giằng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) từng nuôi giống lợn địa phương nhưng quy mô nhỏ lẻ chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình. Kể từ năm 2014, nhận thức về chăn nuôi theo hướng hàng hóa dần thay đổi, ông mở rộng chăn nuôi với quy mô lớn hơn. Đến nay, gia trại của gia đình ông đã nuôi 18 con lợn bản địa, trong đó có 3 lợn nái, 1 lợn đực giống và 14 con nuôi thương phẩm. Từ mô hình đã mang lại thu nhập vài chục triệu đồng/năm.
Hộ chăn nuôi xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chăn nuôi lợn bản địa có sự quản lý giúp kiểm soát dịch bệnh.
Ở xóm Chu, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) có mô hình chăn nuôi lợn bản địa của ông Trần Viết Ngân cũng đáng học tập và nhân rộng. Bắt tay vào xây dựng, phát triển kinh tế trang trại từ hàng chục năm nay, ông Ngân tận dụng lợi thế đồi rừng, khoanh nuôi khu vực chuồng trại và nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có để chăn nuôi theo hướng thả rông nhưng có sự quản lý. Với nguồn thu đa dạng từ kinh tế trang trại tổng hợp, mỗi năm gia đình ông Ngân có mức thu nhập bình quân trên, dưới 300 triệu đồng.
Ngoài 2 mô hình kể trên, trên địa bàn tỉnh còn có hàng chục hộ chăn nuôi lợn bản địa, hàng trăm hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ nhờ đó thoát nghèo, kinh tế khấm khá như trường hợp ông Đinh Công Nảy ở xóm Kè, xã Phú Vinh (Tân Lạc), ông Khương Đức Thụ ở xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc)… Theo đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Trưởng phòng Chăn nuôi, cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, trong điều kiện nhu cầu của thị trường về thực phẩm sạch ngày càng cao, chăn nuôi lợn bản địa là hình thức phát triển kinh tế hàng hóa quan trọng góp phần cải thiện thu nhập của nông hộ, tạo nguồn thực phẩm có chất lượng đến tay người tiêu dùng. Đây là giống lợn nội được đồng bào dân tộc Mường, Dao tỉnh ta chăn nuôi từ lâu đời với phương thức nuôi thả rông phổ biến. Giống lợn có đặc điểm lông xù, dày, tai nhỏ, chân nhỏ, mõm dài, thon gọn, khả năng tăng trọng, sinh sản thấp, khối lượng cơ thể nhỏ, thời gian nuôi kéo dài, ăn tạp, chịu được kham khổ, chống chịu thời tiết thay đổi bất thường, chất lượng thịt thơm ngon, hấp dẫn, dễ chế biến...
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đàn lợn bản địa toàn tỉnh hiện có khoảng trên 30.000 con, tập trung ở các xã vùng cao: Cao Sơn, Đoàn Kết, Toàn Sơn, Mường Chiềng, Tân Minh (Đà Bắc); Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), Phú Vinh, Ngòi Hoa, Phú Cường, Ngổ Luông (Tân Lạc); Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do, Miền Đồi, Quý Hòa (Lạc Sơn). Trong đó, huyện Đà Bắc chiếm 50% tổng đàn của tỉnh. Có một thực tế là lợn bản địa đang báo động về chất lượng giống cận huyết, đồng huyết do lợn tự phối giống lẫn nhau trong cùng một bầy đàn. Số lượng lợn bản địa thuần giảm nghiêm trọng và nguy cơ bị mất giống do sự lai tạp giao thoa với các giống lợn khác. Dịch bệnh đe dọa do phương thức nuôi lạc hậu không có sự kiểm soát.
Để tạo chuyển biến, thay đổi phương thức nuôi từ thả rông sang chăn nuôi có sự quản lý, công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi đang được thúc đẩy. Mặc khác, các nhà khoa học của tổ chức JICA - Nhật Bản, Viện Chăn nuôi cùng vào cuộc. Trong các năm 2015 - 2016, Dự án “Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của tỉnh Hòa Bình nói riêng, của Việt
Bùi Minh
(HBĐT) - ông Hà Văn Chiến (Cao Phong) hỏi: Đề nghị cho biết hoạt động kinh tế của Nhà nước đóng góp cho ngân sách Nhà nước (NSNN) như thế nào?
(HBĐT) - Thống Nhất là xã vùng ven thành phố Hoà Bình, từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư các mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả cao.
(HBĐT) - Theo NHCSXH tỉnh, từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay chương trình giải quyết việc làm (GQVL) theo Nghị định số 61/2015 đạt 3.524 tỷ đồng với 135 lượt khách hàng vay vốn.
(HBĐT) - Hiện nay, Hội LHPN xã Pà Cò (Mai Châu) có trên 400 hội viên, sinh hoạt tại 8 chi hội của 7 xóm. Phần lớn chị em tham gia sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ, cuộc sống còn nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Chiều 11/4, đoàn công tác của UBND tỉnh đã có buổi làm việc, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại TP. Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Tính đến nay, không chỉ xóm Nại mà ở hầu khắp các xóm trong xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đã tập trung mở rộng diện tích trồng bí xanh và trồng cỏ nuôi nhốt vỗ béo trâu, bò đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ sự đa dạng trong phát triển kinh tế đã từng bước góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân...