(HBĐT) - Những ngày này, trên các cánh đồng ở xã Mai Hạ (Mai Châu) tấp nập xe ô tô vào thu mua dưa hấu. Dưa được mùa, giá ổn định đã đem lại niềm vui và trở thành hướng đi thiết thực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế của bà con xã nông thôn mới này.

 

Năm 2016, diện tích trồng dưa hấu của xã Mai Hạ có 25,2 ha, đến năm 2017, có 35,1 ha, tập trung chủ yếu ở 3 xóm: Chiềng Hạ 17 ha, Khả 9 ha và Tiền Phong 8 ha. Theo đồng chí Khà Thái Sàu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, dưa hấu đã được đưa vào trồng ở đồng đất Mai Hạ từ những năm 2006. Chất lượng dưa được khách hàng ưa chuộng với vị “thơm ngon đặc trưng không lẫn vào đâu được”, đã  tạo nên thương hiệu so với các loại dưa hấu khác bán trên thị trường. Nhờ đầu ra thuận lợi, giá ổn định, dưa hấu đang được bà con ở các xóm mở rộng diện tích trồng.

 

 

Dưa hấu được mùa, giá ổn định đã  đem lại niềm vui cho nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) và mở ra hướng phát triển kinh tế cho xã. 

 

Đã hơn 10 giờ, nắng vàng oi ả, trải dài trên cánh đồng của xóm Chiềng Hạ, thế nhưng bà con vẫn tấp nập thu hoạch dưa hấu. Nhìn đống dưa tập kết ở ven các con đường nội đồng được bê tông hóa chắc chắn, có thể thấy, dưa Mai Hạ đã cuốn hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mã đẹp, vỏ bóng, nhiều quả to đến 7 – 8 kg là minh chứng cho một vụ mùa thắng lợi. 

 

Dậy cắt dưa từ lúc 4 giờ, mồ hôi ướt đẫm áo nhưng bà Ngần Thị Dương nở nụ cười tươi rói chia sẻ với chúng tôi: “Mình phải dậy sớm, nhờ anh em cùng cắt dưa để kịp bán cho ô tô. Nhà tôi có ít ruộng nhưng duy trì trồng dưa 6 năm nay rồi. Vụ năm ngoái thu được 25 triệu đồng, vụ này dưa tốt hơn, bán tại vườn giá 7.000 – 8.000 đồng/kg, bán lẻ từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, chắc thu được khoảng 30 triệu đồng. So với trồng lúa lãi gấp nhiều lần lắm”.

 

Năm ngoái chỉ trồng có 500 m2, thấy hiệu quả kinh tế cao, vụ này, gia đình bà Lò Thị Là, xóm Chiềng Hạ đã chuyển 1.000 m2 ruộng trồng lúa sang trồng dưa hấu. “Trồng lúa hay ngô đều vất vả, trồng dưa hấu cũng vậy, muốn dưa phát triển tốt mình phải chịu khó chăm bón, áp dụng kỹ thuật, học hỏi những người có kinh nghiệm thì năng suất mới cao. Nhưng quan trọng nhất là có được thành quả lao động vì đầu ra thuận lợi, có thương lái đến tận ruộng thu mua, giá cả cũng ổn định. Vụ tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng dưa hấu”, bà Là cho biết.

 

Nói đến trồng dưa hấu ở Chiềng Hạ, gia đình bà Hà Thị Liên là một trong những hộ đi tiên phong. Trên 2.000 m2 đất ruộng, nhiều năm qua, gia đình bà duy trì trồng dưa hấu và dưa chuột. Vụ vừa rồi, gia đình bà Liên thu được trên 30 triệu đồng, dự tính, vụ đang thu hoạch sẽ đem lại thu nhập 40 triệu đồng.

 

Mai Hạ là 1 trong 3 xã của huyện Mai Châu đã cán đích NTM, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 21,7 triệu đồng, dự kiến tăng lên 23 triệu đồng trong năm 2017. “Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Mai Hạ là một trong những xã thường xuyên dẫn đầu huyện. Trồng dưa hấu cũng là một trong những hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Sắp tới, ở những xóm có truyền thống, xã có định hướng chọn những khu vực đồng đất phù hợp, khuyến khích bà con chuyển đổi sang trồng dưa.  Đồng thời tích cực thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, du lịch để giữ và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng NTM”, đồng chí Khà Thái Sàu, Chủ tịch UBND xã Mai Hạ cho biết thêm.

 

 

                                                                                                V.Đ

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục