Sáng 12-7, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức "Tọa đàm về phát triển tài chính bán lẻ, cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế” với sự tham gia của đại diện Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Viện chiến lược Ngân hàng, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các chuyên gia kinh tế và các Công ty tài chính (CTTC) cùng gần 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp.


Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về thực trạng, tiềm năng và vai trò của tài chính tiêu dùng trong sự phát triển chung của nền kinh tế; Giải thích căn nguyên lãi suất và các lưu ý khi sử dụng dịch vụ tài chính tiêu dùng; Nỗ lực để mở rộng thị trường tài chính tiêu dùng một cách toàn diện và giải pháp phát triển;…

Tiềm năng của tài chính tiêu dùng

Theo các chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển vàng nhờ những điều kiện lý tưởng như: Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, quy mô dân số đạt ngưỡng gần 95 triệu dân với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52%; Nhóm lao động có xu hướng chi tiêu vượt mức lương, đồng thời chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm sang mua sắm và chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang tín dụng tiêu dùng.

T.S Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, cho biết, tính đến cuối năm 2016, dư nợ tín dụng tiêu dùng là 646.000 tỷ đồng (khoảng 28 tỷ USD), chiếm 11,7% tổng dư nợ của nền kinh tế. Còn theo dự báo mới nhất của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), quy mô thị trường tài chính tiêu dùng sẽ đạt mốc một triệu tỷ đồng vào năm 2019.

Tuy nhiên, với mức tăng trưởng liên tục 20% đến 30%/năm từ năm 2010, con số một triệu tỷ đồng có thể sẽ còn đạt được sớm hơn so với dự báo.

Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho hay, cùng với sự phát triển kinh tế, tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao.

Cụ thể, tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam đã tăng phi mã từ 52,5% vào năm 2005 lên đỉnh điểm 77,7% vào năm 2009. Giai đoạn 2010-2016, nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy giảm khiến chỉ số này cũng suy giảm đến đáy vào năm 2012, nhưng từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ này liên tục tăng cao và đạt 78,34% vào năm 2016.

Nhưng theo báo cáo mới nhất vào tháng 6-2017 của Stoxplus, tín dụng tiêu dùng của Việt Nam (9,8%) vẫn còn thấp so với các nước khác như Malaysia (14%), Anh (16%), Mỹ (23%) nên dư địa phát triển vẫn còn rất lớn.

Về mặt tích cực, hoạt động cho vay tiêu dùng được coi là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, hợp lý hóa quá trình luân chuyển hàng hóa trên thị trường; giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức cho người dân, đặc biệt là nhóm khách hàng dưới chuẩn vay ngân hàng, góp phần đẩy lùi "tín dụng đen”; giúp người nghèo, người thu nhập thấp có điều kiện tích lũy tài sản… nhờ sự linh hoạt, đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân và hộ gia đình với nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú.

Để thị trường tài chính tiêu dùng phát triển

Vai trò của tài chính tiêu dùng là không thể phủ nhận, tuy nhiên, vẫn còn các ý kiến cho rằng lãi suất cho vay tiêu dùng của các CTTC hiện đang ở mức cao? Giải thích vấn đề này, ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng cho biết: Vì đối tượng khách hàng phục vụ và phương thức hoạt động của CTTC tiêu dùng rất khác ngân hàng thương mại (NHTM) nên không thể so sánh mức lãi suất của hai tổ chức tín dụng này với nhau. Các NHTM tập trung vào nhóm khách hàng đạt chuẩn về điều kiện cấp tín dụng và cung cấp các khoản vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm, gói vay lớn nên rủi ro thấp hơn, kéo theo mức lãi suất cũng sẽ thấp hơn. Trong khi đó, các CTTC hướng đến phân khúc khách hàng gồm nhóm đối tượng "dưới chuẩn”, không đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, mức độ rủi ro khi cho vay của các CTTC cao hơn nên phần bù rủi ro trong yếu tố cấu thành lãi suất tăng cao. Chi phí vốn đầu vào của các CTTC luôn ở mức cao nên lãi suất cho vay cũng cao tương ứng. Chi phí hoạt động trên một khoản vay cũng ở mức cao... Do đó cũng dẫn đến việc các CTTV buộc phải áp dụng mức lãi suất cao hơn NHTM.

Các đại biểu tham dự chương trình tọa đàm cũng đã ghi nhận những nỗ lực phát triển thị trường tài chính tiêu dùng trong những năm vừa qua. Trong đó, đáng kể nhất là việc lãi suất cho vay trung bình tại các CTTC đã giảm mạnh so với giai đoạn đầu. Các CTTC cũng hợp tác với nhiều nhà bán lẻ để đồng loạt triển khai nhiều sản phẩm ưu đãi dành cho khách hàng với mức lãi suất rất thấp, thậm chí có cả những sản phẩm với mức lãi suất 0% trong suốt thời hạn vay, giúp kích cầu và phát triển thị trường bán lẻ một cách mạnh mẽ.

Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường tài chính tiêu dùng, ông Nguyễn Tú Anh đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo vệ người tiêu dùng trước những rủi ro vỡ nợ. Các CTTC cần nâng cao quy trình thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ, lịch sử vay và trả và các yếu tố khác của khách hàng để tránh những xung đột xã hội.

Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức - Chủ nhiệm CLB Pháp chế Hiệp hội Ngân hàng cũng cho rằng: Thông tư số 43/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ 15-3-2017 có những tác động tích cực đến hoạt động cho vay tiêu dùng, giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng, đồng thời tạo môi trường phát triển lành mạnh cho thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, các CTTC vẫn cần xác định kinh doanh phải uy tín,bài bản và luôn đặt quyền lợi của người tiêu dùng ở mức cao nhất.

T.S Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh, muốn phát triển thị trường tài chính tiêu dùng, NHNN, các cơ quan quản lý nhà nước… không chỉ cần hoàn hiện hành lang pháp lý mà còn phải tăng cường giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức tài chính tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng của người dân theo xu hướng phát triển chung của thế giới.

 

                                                  TheoNhandan

Các tin khác


Bất cập trong quản lý các lò rượu thủ công

Dù cơ quan chức năng siết chặt công tác quản lý, nhưng do thói quen của người dân, cộng với việc lực lượng quản lý an toàn thực phẩm ở cơ sở mỏng, rượu thủ công vì thế càng khó kiểm soát, vẫn âm thầm len lỏi ở nhiều vùng quê...

Mãn Đức đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Sáng 6/7, tại xã Mãn Đức, UBND huyện Tân Lạc tổ chức Lễ công bố xã Mãn Đức đạt danh hiệu "Xã đạt chuẩn NTM" năm 2016. Đến dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và đông đảo bà con nhân dân xã Mãn Đức.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường quản lý, khai thác cát sỏi

(HBĐT) - Sáng 6/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Hoà Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi. Cùng dự có Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan và 63 đầu cầu tại các tỉnh, thành phố. Dự hội nghị, tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ngành chức năng, các huyện, thành phố liên quan.

Mở lối thoát nghèo ở xã Tự Do


(HBĐT) - Có lẽ ai đã từng lên xã Tự Do (Lạc Sơn) đều chung cảm nhận về vùng đất, cuộc sống của đồng bào nơi đây còn lắm vất vả, nhọc nhằn. Thế nhưng, từ trong khó khăn, gian khổ, bà con đã và đang tìm thấy con đường sáng để đi. Con đường sáng đó có Dự án Giảm nghèo đồng hành, tiếp sức.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 23% cơ cấu ngành nông nghiệp


(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh theo giá cố định năm 2010 đạt 1.041 tỷ đồng, vượt 5,02% so với cùng kỳ, đạt 65,42% kế hoạch năm; chiếm 23% cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm 0,6% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh giải quyết việc làm trên 9.200 lao động

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho 9.292 lao động, đạt 56% so với kế hoạch tỉnh giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục