(HBĐT) - Trong những ngày mùa thu lịch sử, có dịp về các xã miền núi, chúng tôi cảm nhận rõ bức tranh NTM hiện hữu ngày càng rõ nét. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt. Trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa... được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt văn hóa, học tập và khám, chữa bệnh của nhân dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.


Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân xã Sào Báy (Kim Bôi) đóng góp ngày công xây dựng kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất.

 

Xuất Hoá (Lạc Sơn) là xã về đích NTM năm 2016. Trong 6 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, với sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cùng những nỗ lực của nhân dân, cuối năm 2016, xã đã hoàn thành 19 tiêu chí với tổng nguồn vốn huy động trên 191 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 51 tỷ đồng, hiến hàng ngàn m2 đất và hàng ngàn ngày công lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,6 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,35%. Hệ thống hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ; diện mạo nông thôn ngày một khang trang, an ninh chính trịù, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đồng chí Quách Công Vinh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Kinh nghiệm của Xuất Hoá trong xây dựng NTM là công tác chỉ đạo phải sâu sát, quyết liệt, đảm bảo tiến độ thời gian đến từng tiêu chí; chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách, nguồn lực; phát huy vai trò hạt nhân tiên phong, gương mẫu "nói đi đôi với làm”, "đảng viên đi trước, làng nước theo sau”; huy động sức dân với phương châm "lấy sức dân để lo cho dân”. Từ đó, khơi dậy lòng nhiệt tình và tâm huyết của quần chúng nhân dân.

Là tỉnh miền núi thu nhập của người dân phần lớn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng lại lớn, khả năng bố trí vốn từ ngân sách còn hạn chế, việc huy động đóng góp từ các nguồn lực rất khó khăn. Xác định được những khó khăn đó, ngay khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch theo lộ trình. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, ngay sau khi thành lập, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh, huyện đã tổ chức nhiều cuộc họp với lãnh đạo các xã để rà soát, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí, trên cơ sở đó phân rõ nguồn lực, trách nhiệm của từng cấp; chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền gắn với dân vận khéo. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các xã. Hàng tháng, quý trực tiếp về cơ sở lắng nghe, nắm bắt những ý kiến đóng góp của nhân dân, thống nhất đưa ra giải pháp phù hợp để triển khai thực hiện các tiêu chí. Cùng với đó, tập trung ưu tiên đầu tư các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM; huy động tối đa nguồn lực đóng góp của nhân dân, các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các địa phương, các đoàn thể trong quá trình tuyên truyền, vận động là yếu tố quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân. Vì thế, nhiều hộ sinh sống gần nơi có công trình dân sinh đều tự nguyện góp công sức, hiến một phần đất mà không tính thiệt hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã huy động được 8.245 ngày công lao động phát dọn đường giao thông, nạo vét kênh mương nội đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 7.100 ngày công; lực lượng vũ trang đóng góp 1.145 ngày công sửa chữa, nâng cấp 25,3 km đường giao thông, 15 km kênh mương nội đồng...; hiến đất để làm đường giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng nông thôn khác được trên 25.456 m2. Từ sự đồng thuận, chung sức của người dân, mạng lưới hạ tầng giao thông và các thiết chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Diện mạo NTM trên địa bàn tỉnh hôm nay đang dần đổi thay, đó là kết quả "ý Đảng, lòng dân”, của những người dân đang tích cực chung sức thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng NTM.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Sau hơn 6 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay, toàn tỉnh có 41 xã đạt chuẩn. Thu nhập bình quân đạt 22,6 triệu đồng/người/năm. Có 93/191 xã đạt tiêu chí về thu nhậõp, trong đó các xã đạt chuẩn NTM có mức thu nhập cao hơn quy định từ 5-10 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm, có 76 xã đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo. Năm 2017, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM. Thành công trong xây dựng NTM của tỉnh khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách của Nhà nước; vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương vào thực tế từng địa phương để có cách làm phù hợp, mang lại hiệu quả cao; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo công khai, minh bạch, có sự tham gia giám sát của cộng đồng dân cư; huy động nội lực từ xã hội hóa. Đây là những tiền đề để chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh về đích theo đúng kế hoạch đề ra.


                                                   Đinh Thắng


Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017

(HBĐT) - Bước vào năm 2017, Công ty Thủy điện Hòa Bình phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức: Tình hình thủy văn những tháng đầu năm không thuận lợi, mức nước các hồ chứa trên bậc thang Thủy điện sông Đà đều thấp hụt hơn 2,0 m so với cùng kỳ năm trước.

Sơ kết 5 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 30/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; đại diện các doanh nghiệp, các HTX trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

ABIC Hà Nội: Chi trả trên 235 triệu đồng cho các gia đình khách hàng gặp biến cố tại Agribank Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 29/8, Đại diện Chi nhánh Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội (ABIC Hà Nội) đã trao số tiền trên 235 triệu đồng cho 03 gia đình đã vay vốn tại Agribank Đà Bắc nhưng không may qua đời. Cụ thể, ABIC Hà Nội chi trả gần 155 triệu đồng cho gia đình ông Xa Văn Mạnh, xã Đồng Nghê; trên 31 triệu đồng cho gia đình ông Xa Văn Quyền, xã Đồng Chum và chi trả gần 50 triệu đồng cho gia đình ông Xa Văn Chành, xã Hiền Lương (Đà Bắc)

Huyện Kim Bôi phát triển vùng cây ăn quả

(HBĐT) - Định hướng phát triển vùng cây ăn quả, cây có múi đang mang lại những tín hiệu vui tại nhiều xã trên địa bàn huyện Kim Bôi.

1.790 hộ thoát nghèo từ vốn chính sách

(HBĐT) - Sáng 29/3, UBND TPHB tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn TPHB giai đoạn 2002-2015.

Phát triển kinh tế tập thể ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lạc Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX đến các đối tượng trên địa bàn. Đồng thời kiện toàn ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể của huyện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo phụ trách địa bàn các xã, thị trấn; khuyến khích tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HTX còn gặp nhiều khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục