(HBĐT) - Tỉnh ta đang thực hiện những bước đi vững chắc trong hành trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT: Vấn đề cốt lõi mà chúng ta đã làm được là xác định rõ hướng đi, lựa chọn đúng các cây trồng, vật nuôi chủ lực để quyết tâm tạo đột phá cho sản xuất nông nghiệp những năm tiếp theo.
Người dân xóm Nại, xã Tân Mỹ, (Lạc
Sơn) chuyển đổi đất lúa sang trồng bí xanh chất lượng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đồng chí Trần Văn Tiệp trao đổi: Từ khi triển
khai kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến nay, kết quả quan trọng mà các
địa phương đạt được là xác định đúng hướng đi, lựa chọn đúng các sản phẩm chủ
lực có lợi thế cạnh tranh cao để tập trung phát triển thành quy mô sản xuất
hàng hóa. Nhìn chung, chúng ta đã nhận thức rõ tái cơ cấu chính là nâng cao giá
trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo tính bền vững trong sản xuất
trên cơ sở phát huy mạnh những sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao. Bám
sát định hướng này, ngành nông nghiệp đã chú trọng triển khai các giải pháp mở
rộng quy mô sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Kết
quả đạt được đến nay là rất đáng ghi nhận. Về cơ bản các chỉ tiêu tái cơ cấu
ngành đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, tốc độ tăng GRDP ngành năm 2013
đạt 4,37%, đến năm 2016 đạt 4,7%. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác
trồng trọt năm 2013 đạt 90,3 triệu đồng, năm 2016 đạt 112 triệu đồng. Giá trị
sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 80,8
triệu đồng, năm 2016 đạt 123 triệu đồng. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh năm 2013 đạt 78%, năm 2016 đạt 88%...
Song song với thực hiện quyết liệt Đề án tái cơ cấu,
vài năm trở lại đây được ghi nhận là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng trong
lộ trình phát triển của ngành NN&PTNT khi có nhiều quyết sách lớn được ban
hành. Riêng năm 2014 đã có 4 Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy: Nghị quyết số 10 về
phát triển sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2014-2020;
Nghị quyết số 11 về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền
thống; Nghị quyết số 12 về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa
Bình giai đoạn 2014-2020; Nghị quyết số 14 về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản
hàng hóa. Ngoài ra, BTV Tỉnh ủy cũng chỉ đạo các giải pháp tiếp tục thực hiện
Nghị quyết T.ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó chỉ đạo
tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của địa
phương, nâng cao hiệu quả vườn tạp trên địa bàn để thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp. Đây đều là những quyết sách mang tính định hướng cao, đánh trúng
và giải quyết căn cơ những yêu cầu cấp bách của nền sản xuất, do đó đã tạo được
đột phá sau vài năm đầu thực hiện.
Đơn cử như thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU. Sau gần 3
năm (2014 – 2016), việc triển khai Nghị quyết đến từng cơ sở đã giúp nâng cao
nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, các địa phương đối với nhiệm vụ
phát triển các sản phẩm trồng trọt có lợi thế của từng vùng. Qua đó, các địa
phương đã lựa chọn sản phẩm đặc thù để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển
thành các vùng sản xuất hàng hóa như: vùng cam tại huyện Cao Phong, Lạc Thủy,
Kim Bôi; vùng bưởi đỏ, bưởi da xanh tại huyện Tân Lạc; vùng bưởi Diễn tại huyện
Yên Thủy, Lương Sơn; vùng rau su su ở huyện Tân Lạc, Mai Châu; vùng tỏi tía ở
Mai Châu; vùng rau hữu cơ ở Lương Sơn...
Các vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế vượt
trội đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành trồng trọt. Nếu như năm
2014 – thời điểm chưa thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, tốc độ tăng trưởng của
ngành trồng trọt đạt khoảng 1,9% thì đến năm 2016, con số này đã tăng lên mức 3,82%;
giá trị sản xuất trồng trọt chiếm trên 70% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp;
giá trị thu nhập/ha đất canh tác tăng lên đáng kể và đạt trên 120 triệu đồng/ha/
năm. Riêng đối với nhóm cây trồng chủ lực như cây ăn quả có múi, giá trị thu
nhập đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm, cây rau đạt 250 triệu đồng/ha/năm. Đây là
diễn biến quan trọng cho thấy ngành trồng trọt đang có những bước đi vững chắc
và đúng hướng để chinh phục các mục tiêu đề ra trong hành trình tái cơ cấu.
Mở rộng diễn biến của toàn ngành nông nghiệp, cùng với
việc cụ thể hóa kế hoạch tái cơ cấu ngành, Sở NN&PTNT đã tích cực tham mưu
UBND tỉnh ban hành các chính sách phát triển sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ các
sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt xác
định các sản phẩm chủ lực gồm cây ăn quả có múi, rau an toàn, mía... Trong lĩnh
vực chăn nuôi xác định sản phẩm chủ lực là bò nuôi thịt và các con đặc sản như
gà đồi, lợn bản địa... Trong lĩnh vực thủy sản, khuyến khích nuôi cá lồng bè
vùng hồ thủy điện. Trong lâm nghiệp và các lĩnh vực phát triển nông thôn, các
trọng điểm đầu tư cũng được xác định rõ gắn liền với giải pháp, chương trình
hành động. Để tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp nâng cao hiệu quả đầu tư và thu
hút đầu tư, UBND tỉnh đã phê duyệt 17 quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm thuộc
ngành NN&PTNT. Sở NN&PTNT đang tích cực tổ chức thực hiện các quy hoạch
gắn với triển khai đồng bộ các nghị quyết, đề án, chương trình đã được hoạch
định. Tất cả những động thái trên đều cho thấy quyết tâm chung của các cấp và
ngành nông nghiệp nhằm tạo đột phá thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành
NN&PTNT.
Thu Trang
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm (2002-2017) thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.
(HBĐT) - Bước vào năm 2017, Công ty Thủy điện Hòa Bình phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức: Tình hình thủy văn những tháng đầu năm không thuận lợi, mức nước các hồ chứa trên bậc thang Thủy điện sông Đà đều thấp hụt hơn 2,0 m so với cùng kỳ năm trước.
(HBĐT) - Ngày 30/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; đại diện các doanh nghiệp, các HTX trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 29/8, Đại diện Chi nhánh Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội (ABIC Hà Nội) đã trao số tiền trên 235 triệu đồng cho 03 gia đình đã vay vốn tại Agribank Đà Bắc nhưng không may qua đời. Cụ thể, ABIC Hà Nội chi trả gần 155 triệu đồng cho gia đình ông Xa Văn Mạnh, xã Đồng Nghê; trên 31 triệu đồng cho gia đình ông Xa Văn Quyền, xã Đồng Chum và chi trả gần 50 triệu đồng cho gia đình ông Xa Văn Chành, xã Hiền Lương (Đà Bắc)
(HBĐT) - Định hướng phát triển vùng cây ăn quả, cây có múi đang mang lại những tín hiệu vui tại nhiều xã trên địa bàn huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Sáng 29/3, UBND TPHB tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn TPHB giai đoạn 2002-2015.