(HBĐT) - Cùng với việc tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ năm 2013, huyện Yên Thủy đã chủ động, sáng tạo thực hiện thí điểm thành công và nhân rộng việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất, bước đầu hình thành cánh đồng lớn, vùng chuyên canh địa phương. Ban đầu mỗi hộ có từ 3.000 - 5.000 m2 đất trồng cây hàng năm nhưng chia thành 8 - 12 thửa, cá biệt có hộ lên đến 30 thửa. Ruộng đất phân tán, manh mún gây khó khăn trong đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chăm sóc và đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gây lãng phí công lao động rất lớn. Cùng với đó là các tuyến đường ra đồng nhỏ hẹp, không có mương dẫn nước…


Để giải quyết tình trạng trên, tạo quỹ đất để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và thực hiện nguồn lực cho xây dựng NTM mới, Huyện ủy, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 03, ngày 17/12/2012 về mục tiêu, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2013; Nghị quyết số 05 của HĐND huyện khóa XVIII, kỳ họp thứ 5 về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2013. Trong đó xác định công tác đồn điền, đổi thửa là nhiệm vụ trọng tâm, là tiền đề để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện mục tiêu xây dựng NTM.

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: "Năm 2013, huyện đã chỉ đạo thực hiện thí điểm trên địa bàn 3 xóm là Hổ 2, Trường Long, xã Ngọc Lương và xóm Ao Hay, xã Yên Trị. Sau khi thực hiện thí điểm thành công đã tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn huyện. Việc dồn điền, đổi thửa thực hiện trên nguyên tắc đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và tham gia ý kiến của nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, ổn định tình hình an ninh nông thôn. Gắn thực hiện dồn điền, đổi thửa với tổ chức quy hoạch xây dựng NTM, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất. Tạo điều kiện cho các hộ sử dụng đất thực hiện các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai nhưng không được thay đổi mục đích sử dụng đất. Sau khi dồn điền, đổi thửa thực hiện ngay việc đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ…”.

Kết quả, đến hết năm 2016, toàn huyện đã thực hiện dồn điền, đổi thửa cho 36 xóm thuộc 7/12 xã. Tổng diện tích đất nông nghiệp đã thực hiện dồn điền, đổi thửa trên 1.100 ha, trên 3.000 hộ, giảm 63,79% số thửa sau khi đã dồn. Các hộ dân đã hiến 16,2 ha đất để làm các công trình nội đồng. Sau khi dồn đổi, toàn huyện đã đào, vét được 185 km kênh mương, 2 bai dâng, đắp 131 km đường nội đồng, lắp trên 2.600 cống qua đường.

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện đã hỗ trợ 1 triệu đồng/ha để các xóm thuê máy móc đào đắp hình thành các tuyến đường, tuyến mương chính. Hỗ trợ 4,5 triệu đồng/ha kinh phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, huyện đã đo đạc và cấp lại 500 ha giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng kinh phí 2,25 tỷ đồng.

Như vậy, sau 4 năm triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thủy đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân, khẳng định dồn điền, đổi thửa là chủ trương, hướng đi đúng đắn phù hợp với yêu cầu thực tiễn địa phương, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhờ dồn điền, đổi thửa đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất. Bình quân mỗi hộ chỉ còn từ 1 - 3 thửa, hình thành những thửa ruộng, cánh đồng lớn, kết hợp xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng theo quy hoạch nông thôn mới, tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thuận lợi cho việc tưới tiêu, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, từ đó nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập cho người dân.

Sau dồn điền, đổi thửa, việc tổ chức sản xuất, gieo trồng trên thửa đất mới thuận lợi, nhanh chóng hơn đã tạo động lực thúc đẩy nông dân sản xuất và gắn bó với đồng ruộng, giảm được chi phí sản xuất như công làm đất, thời gian chăm sóc phòng trừ sâu bệnh khoảng 6 triệu đồng/ha. Thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia đóng góp xây dựng NTM, tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động, kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Phát huy được quyền dân chủ của người dân trong việc quản lý các nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và nhân dân đóng góp theo cơ chế trao quyền chủ động cho cộng đồng dân cư, tự bàn bạc, quyết định, thống nhất lựa chọn đầu tư, xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ sở thiết yếu.

Xuân Thiên (Đài Yên Thủy)


Các tin khác


Đảm bảo an toàn hồ chứa thủy lợi và đề phòng ngập úng trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa có văn bản về việc đảm bảo an toàn hồ chứa thủy lợi và đề phòng ngập úng trong mùa mưa bão.

Để "tàu 67" bám biển, vươn khơi

Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ về một số chính sách cho vay phát triển thủy sản ghi dấu mốc tròn ba năm kể từ khi chính thức triển khai vào cuộc sống. Hơn 1.000 con tàu được đóng mới, nâng cấp từ nguồn vốn vay này đã vươn khơi, bám biển. Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực mà chương trình mang lại vẫn còn một số bất cập, sai sót trong việc triển khai khiến không ít "tàu 67” mắc cạn, không thể ra khơi…

Giúp nông dân tiếp cận vốn tín dụng nông nghiệp

Thời gian qua, việc giải ngân cho các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp sạch tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn do vướng về thủ tục đất đai và nhiều quy định phức tạp khác. Làm thế nào giúp nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp đang là bài toán đặt ra với các tổ chức tín dụng và các cấp chính quyền.

Kim Bôi Xây dựng được 3.944 ngôi nhà cho hộ nghèo từ vốn chính sách

(HBĐT) - Ngày 1/9, UBND huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm (2002-2017) thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.

Quyết tâm tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Tỉnh ta đang thực hiện những bước đi vững chắc trong hành trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT: Vấn đề cốt lõi mà chúng ta đã làm được là xác định rõ hướng đi, lựa chọn đúng các cây trồng, vật nuôi chủ lực để quyết tâm tạo đột phá cho sản xuất nông nghiệp những năm tiếp theo.

Xây dựng nông thôn mới - thành công từ đồng thuận

(HBĐT) - Trong những ngày mùa thu lịch sử, có dịp về các xã miền núi, chúng tôi cảm nhận rõ bức tranh NTM hiện hữu ngày càng rõ nét. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt. Trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa... được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt văn hóa, học tập và khám, chữa bệnh của nhân dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục