(HBĐT) - Sáng 6/9, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do đồng chí Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về khảo sát tình hình thực thi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại tỉnh Hòa Bình. Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện các khu bảo tồn thiên nhiên.
Theo thống kê, giai đoạn
2011-2016, tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 347.426,4
ha. Thời gian qua, tình hình thực thi pháp luật về Bảo vệ và Phát triển rừng
trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao và duy trì
độ che phủ rừng đạt mức 51,1%. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng, tăng cường quản lý, phòng cháy, chữa cháy rừng, phê
duyệt các dự án trồng rừng thí điểm và phát triển rừng bền vững… Công tác thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng được tăng cường; đã tổ
chức trên 1.000 đợt kiểm tra phát hiện, xử lý theo quy định pháp luật. Số vụ vi
phạm về lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
có chiều hướng giảm dần theo từng năm; trong đó mức độ vi phạm và hậu quả thiệt
hại tương ứng với thẩm quyền xử phạt cũng giảm theo.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, các
đại biểu đã trao đổi, thảo luận về thực trạng rừng, các mô hình quản lý rừng
trên địa bàn và góp ý dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi). Đa số ý
kiến cho rằng tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển rừng, tuy nhiên
vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hành vi xâm hại tài nguyên rừng với mức độ nhỏ,
lẻ vẫn xảy ra ở một số địa phương; vẫn còn tình trạng tự ý chuyển đổi quy hoạch
lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sang trồng cây ăn quả; công tác bảo vệ rừng
chưa được triển khai đồng bộ, toàn diện và hiệu quả…
Từ ý kiến của các đại
biểu, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đề xuất kiến nghị với
đoàn công tác một số vấn đề về công tác bảo vệ và phát triển rừng trong thời
gian tới: Xem xét thống nhất về các tiêu chí quy định rừng, đất lâm nghiệp giữa
ngành NN&PTNT và ngành TN&MT, có quy định về sự phối hợp cũng như trách
nhiệm trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng; đầu tư trang
thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
tăng cường các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao thu nhập cho
người dân; đầu tư cho phát triển các hoạt động được lồng ghép mục tiêu bảo tồn
rừng với mục tiêu phát triển kinh tế.
Phát biểu tại buổi làm
việc, đồng chí Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội
đánh giá cao sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cũng như hiệu quả
trồng rừng và các mô hình quản lý rừng của tỉnh thời gian qua. Đồng thời gợi ý
tỉnh nghiên cứu thu dịch vụ môi trường rừng, phát huy lợi thế của địa phương về
rừng để phát triển du lịch sinh thái; tăng cường công tác phổ biến, tuyên
truyền pháp luật cho các tầng lớp nhân dân và xã hội về bảo vệ môi trường, bảo
vệ tài nguyên; đẩy nhanh công tác rà soát, quy hoạch sử dụng đất nông lâm
nghiệp; phát triển bền vững công nghiệp chế biến lâm sản theo hướng đưa chế
biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế; tăng cường công tác kiểm tra việc thi
hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đối với những đề xuất kiến nghị
của tỉnh Hòa Bình, Đoàn công tác ghi nhận, tiếp thu, tổng hợp và báo cáo cấp có
thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời gian sớm nhất./.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Xã Lạc Lương (Yên Thủy) trước đây là vùng đất khó khăn, KT-XH không có bước đột phá. Cuộc sống của người dân từng bước thay đổi kể từ khi có Dự án giảm nghèo.
(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa có văn bản về việc đảm bảo an toàn hồ chứa thủy lợi và đề phòng ngập úng trong mùa mưa bão.
Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ về một số chính sách cho vay phát triển thủy sản ghi dấu mốc tròn ba năm kể từ khi chính thức triển khai vào cuộc sống. Hơn 1.000 con tàu được đóng mới, nâng cấp từ nguồn vốn vay này đã vươn khơi, bám biển. Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực mà chương trình mang lại vẫn còn một số bất cập, sai sót trong việc triển khai khiến không ít "tàu 67” mắc cạn, không thể ra khơi…
Thời gian qua, việc giải ngân cho các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp sạch tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn do vướng về thủ tục đất đai và nhiều quy định phức tạp khác. Làm thế nào giúp nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp đang là bài toán đặt ra với các tổ chức tín dụng và các cấp chính quyền.
(HBĐT) - Ngày 1/9, UBND huyện Kim Bôi tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm (2002-2017) thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.
(HBĐT) - Tỉnh ta đang thực hiện những bước đi vững chắc trong hành trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT: Vấn đề cốt lõi mà chúng ta đã làm được là xác định rõ hướng đi, lựa chọn đúng các cây trồng, vật nuôi chủ lực để quyết tâm tạo đột phá cho sản xuất nông nghiệp những năm tiếp theo.