(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thăm Đông Lai - một trong những xã nằm trong vùng trọng điểm bưởi của huyện Tân Lạc. Dẫn chúng tôi đi thăm một số hộ trồng bưởi, trưởng xóm Đồng Tiến Lê Đức Cảnh phấn khởi cho biết: Bưởi năm nay được mùa. Quả sai hơn vụ trước.


Gia đình ông Vũ Văn Bảy, thôn Đồng Tiến, xã Đông Lai (Tân Lạc) trồng gần 1 ha bưởi, khoảng 250 cây, vụ này 90 cây cho thu hoạch.

 Trình độ thâm canh, chăm sóc của người dân được nâng cao, năng suất bưởi nâng lên rõ rệt. Nếu như mấy vụ trước một cây chỉ đạt khoảng 200 quả thì vụ này, tại nhiều gia đình số cây có từ 400 - 500 quả nhiều hơn hẳn. Nhiều gia đình như ông Trần Công Đảm, Lương Bá Cường… bưởi phát triển tốt, nhiều cây có từ 500 - 600 quả.

Vụ bưởi năm trước, người trồng bưởi thắng lớn, giá từ 25.000 - 30.000 đồng/quả. Chỉ tính 20.000 đồng quả, khoảng cỡ 200 quả cũng thu khoảng 4 triệu đồng. Một số gia đình biết đầu tư, thâm canh có thể đạt gần chục triệu đồng/cây. Như vậy chỉ khoảng vài chục cây là có tiền trăm triệu. Hiện, người dân trồng bưởi phủ kín vườn, đưa bưởi lên đồi keo, xuống ruộng màu, ruộng cấy không chắc ăn.

Xóm Đồng Tiến có 67 hộ, nhà nào cũng trồng bưởi đỏ. Người dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi hết sang trồng bưởi. Diện tích bưởi của xóm đã đạt 20 ha, trong đó khoảng 16 ha cho thu hoạch. Nhiều người đã thuê đất, liên kết với các xã trong tỉnh đầu tư trồng bưởi.

Đông Lai là vùng đất tổ của cây bưởi, đất đai, khí hậu phù hợp nên bưởi lớn nhanh, lá xanh óng, quả to, cùi mỏng, tép mọng nước, ngọt dịu. Vụ này, thương lái đã tìm đến đặt hàng, dự tính giá tương đương năm ngoái, thu nhập của người dân sẽ tiếp tục được cải thiện.

Trao đổi với Chủ tịch UBND xã Đông Lai Bùi Hải Châu được biết: Bưởi đỏ đang là cây trồng chủ lực góp phần giảm nghèo và làm giàu cho người dân trong xã. Diện tích trồng bưởi đỏ của xã tăng nhanh. Đến nay đạt khoảng 168 ha, trong đó có 68 ha cho thu hoạch. Các hộ trồng bưởi về cơ bản có của ăn, của để. Nhiều hộ có trên 1 ha cũng có thu hàng trăm triệu đồng/năm.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc Vũ Quang Hùng cho biết: Nghị quyết số 10-NQ/HU của Huyện ủy về phát triển cây bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2013 - 2020 của huyện đang đi vào cuộc sống. Đến năm 2016, toàn huyện đã có 800 ha bưởi, trong đó diện tích trồng mới khoảng 85 ha, diện tích cho sản phẩm 226 ha, 489 ha trồng từ 1-3 năm. Bưởi được trồng tập trung ở các xã dọc quốc lộ 12 B là Đông Lai, Thanh Hối, Mãn Đức, Tử Nê, Quy Hậu… Hiện bưởi đỏ có thể trồng 200 cây/ha, trong thời kỳ kinh doanh cho thu từ 150 - 200 quả/cây, thu từ 30.000 - 40.000 quả/ha, giá bán từ 20.000 - 25.000 đồng/quả, có thời điểm 30.000 đồng/quả.

Bưởi da xanh đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc và đầu tư, giá bán từ 50.000 - 80.000 đồng/quả, có thời điểm 100.000 đồng/quả. Hiện giá trị thu nhập bình quân của bưởi đạt khoảng 700 triệu đồng/ha. Nhiều hộ gia đình biết đầu tư thâm canh có thể đạt cả tỷ đồng/ha.

Bưởi vụ này rất khả quan, diện tích kinh doanh cũng được nâng lên, năng suất và sản lượng tăng lên đáng kể. Bưởi chính sớm bắt đầu cho thu và dự tính cuối tháng 10 đến tháng 12 sẽ vào chính vụ, hứa hẹn mang lại cơ hội mới cho người nông dân. Huyện Tân Lạc đang định hướng cho các xã trồng bưởi theo quy hoạch, hỗ trợ tiếp cận khoa học kỹ thuật, thực hiện đầu tư, thâm canh sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị của cây bưởi, xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ bưởi đỏ, mở ra cơ hội làm giàu cho người dân.

 

                                                                             L.C

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục