Những năm gần đây, chất lượng sản phẩm cam trồng
trên đất Cố Nghĩa (Lạc Thủy) được đánh giá cao và tiêu thụ tốt.
Được biết, thị trấn nông trường Sông Bôi thuộc huyện Lạc Thủy đã giải thể theo Nghị định số 87/1999/NĐ-CP ngày 31/8/1999 của Chính phủ. Trước đây, nông trường Sông Bôi có địa phận trải dài trên địa bàn các xã: Đồng Tâm, Lạc Long, Liên Hòa, Phú Lão, Phú Thành, Hưng Thi và Cố Nghĩa. Đây cũng chính là các vùng đất trồng cam lâu đời nhất của huyện Lạc Thủy, được đánh giá có các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thổ nhưỡng phù hợp để trồng cam. Từ đầu những năm 1970, công nhân nông trường Sông Bôi đã canh tác cam với quy mô lớn. Tuy nhiên sau đó, vì nhiều nguyên nhân, diện tích cam bị thu hẹp dần, có thời điểm chỉ còn được trồng rải rác trong vườn nhà như một loại cây tự cung, tự cấp không hề mang giá trị kinh tế.
Đồng chí Dương Xuân Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cố Nghĩa trao đổi: Trồng cam đòi hỏi rất cao về vốn đầu tư, các điều kiện chăm sóc và vấn đề mấu chốt là phải có trình độ khoa học kỹ thuật. Vì vậy, trong một thời gian dài, người dân xã Cố Nghĩa chưa dám mạnh dạn thử sức với loại cây khó tính này mặc dù nơi đây chính là "cái nôi” trồng cam của cả huyện Lạc Thủy. Phải đến chục năm trở lại đây, tình hình mới bắt đầu thay đổi, xã có những hộ tiên phong trồng cam theo chủ trương khuyến khích phát triển cây có múi của Huyện ủy, UBND huyện. Đến nay, toàn xã có gần 70 hộ trồng cam với tổng diện tích khoảng 55 ha, trong đó, khoảng 35 ha đang thời kỳ kinh doanh, cho sản lượng khoảng 30 tấn/ha/vụ. Nhìn chung, các hộ trồng cam đều có thu nhập cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của xã. Trong đó, nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mỗi niên vụ thu hoạch. Giá trị kinh tế nổi bật của cây cam đang chứng tỏ đây chính là "cây làm giàu” của đất Cố Nghĩa nói riêng và cả huyện Lạc Thủy nói chung.
Được xác định là giống cây đặc sản rất phù hợp để canh tác tại địa phương, cây cam đang tìm lại vị thế là cây chủ lực trên đất Cố Nghĩa. Theo kế hoạch của UBND xã, đến năm 2018, toàn xã sẽ có khoảng 70 ha cam, tập trung canh tác 3 loại giống rải vụ là Xã Đoài, V2 và đường Canh. So với các xã trọng điểm trồng cam của huyện như Liên Hòa, Hưng Thi, Phú Thành, Thanh Hà..., diện tích trồng cam của xã Cố Nghĩa còn hạn chế, mới chiếm khoảng 8,2% so với tổng diện tích 668 ha cam của toàn huyện.
Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Dương Xuân Hùng, vấn đề quan trọng nhất không phải là mở rộng diện tích trồng cam mà là tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả kinh tế của cây cam trên cơ sở đôn đốc người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng cường sự liên kết giữa các hộ trồng cam để sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị gắn với nhu cầu của thị trường. Đây là quyết tâm của xã Cố Nghĩa nhằm chung tay gìn giữ và phát triển thương hiệu mang tên "Cam Lạc Thủy”.
Thu Trang
(HBĐT) - Ngày 10/11, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Tổng cục Nuôi trồng thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: "Hiệu quả nuôi cá lồng bền vững trên sông, hồ vùng Trung du miền núi phía Bắc”. Tham dự diễn đàn có đại diện các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, một số trung tâm, hiệp hội, nhà khoa học liên quan, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, các đơn vị liên quan và nông dân của 07 tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2017 (từ ngày 6 đến 11-11) tại Đà Nẵng, ngày 9-11, tiếp tục diễn ra Hội nghị cấp cao Doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit), với những nội dung xoay quanh tăng trưởng, thương mại, tạo việc làm mới, kỷ nguyên số…