(HBĐT) - Nhiều năm qua, nguồn vốn vay từ NHCSXH đã đồng hành cùng nông dân Đà Bắc trong phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Nguồn vốn này đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.


Hộ anh Đặng Trung Hải, xóm Rãnh, xã Toàn Sơn trước đây là hộ nghèo. Gia đình có 5 khẩu chỉ trông chờ vào ruộng mía và chăn nuôi nhỏ lẻ nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Từ năm 2009, gia đình anh được tiếp cận với vốn chính sách. Ngoài được vay 13 triệu đồng từ chương trình SXKD đầu tư nuôi bò, gia đình anh Hải còn được vay vốn chương trình HSSV đầu tư cho con đi học. Đến năm 2013, gia đình anh được vay 20 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo và vay chương trình NS&VSMT. Nhờ chăm chỉ, chịu khó làm ăn, đến năm 2016, gia đình anh đã thoát nghèo và được vay 40 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò. Đến nay, nhà anh có 5 con bò và 4 con lợn nái.

Hộ anh Hải chỉ là một trong hàng ngàn hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, người dân xóm Rãnh, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đầu tư mở rộng diện tích trồng cây dong riềng đem lại thu nhập khá.

Những năm qua, với phương thức cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội, toàn huyện có 20 điểm giao dịch xã, 242 tổ TK&VV với số lượng 9.649 thành viên, dư nợ quản lý đạt 287.656 triệu đồng, huy động tiền gửi qua tổ TK&VV đạt 2.941 triệu đồng, bình quân mỗi xã, thị trấn có 12 tổ, bình quân mỗi tổ có 40 thành viên với dư nợ quản lý 1.189 triệu đồng; tạo thành mạng lưới rộng khắp trên địa bàn các thôn, xóm trong huyện.

Nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH đã tác động mạnh mẽ đến đời sống người nghèo và đối tượng chính sách giúp người dân từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần phát triển KT-XH, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Để tạo điều kiện tốt nhất giúp người dân tiếp cận với các nguồn tín dụng ưu đãi, NHCSXH huyện thường xuyên chủ động phối hợp với các ban, ngành và tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về mục đích, ý nghĩa, các chương trình cho vay, nguồn vốn vay… Thông qua nhiều giải pháp đồng bộ như củng cố, mở rộng hệ thống điểm giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn; tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV; cử cán bộ tín dụng chính sách phụ trách địa bàn. NHCSXH huyện phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở tổ chức cho hội viên đăng ký và bình xét các đối tượng vay vốn bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ. Tại những buổi sinh hoạt bình xét, cán bộ tín dụng chính sách phụ trách địa bàn đều thông báo rõ về nguồn vốn tăng trưởng, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách thuộc diện vay vốn cũng như thủ tục, trình tự vay vốn, giải ngân… Để người dân sử dụng vốn vay hiệu quả nhất và thiết thực hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo, NHCSXH huyện chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng về chăn nuôi, trồng trọt cho người dân để nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và phát triển sản xuất.

Giám đốc NHCSXH huyện Đà Bắc Nguyễn Bình Nam cho biết: Trong 15 năm qua (2003-2017) từ 2 chương trình tín dụng, đến nay, toàn huyện thực hiện cho vay 15 chương trình tín dụng chính sách. Nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH là yếu tố quan trọng giúp 35.830 hộ nghèo và các đối tượng chính sách mua sắm được công cụ, phương tiện sản xuất cải thiện, ổn định đời sống, trong đó có 6.894 hộ thoát khỏi ngưỡng đói nghèo; 1.028 lao động được tạo việc làm; 1.814 HSSV hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; xây dựng được 9.442 công trình NS&VSMT nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ hộ nghèo sửa chữa, xây dựng được 2.076 căn nhà; 142 hộ được vay vốn cho lao động đi xuất khẩu lao động...

Có thể khẳng định, vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả giúp người nghèo và đồng bào dân tộc ở huyện Đà Bắc từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, trên địa bàn.

Đinh Thắng

Các tin khác


Quảng bá, gìn giữ thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) - Lễ hội cam Cao Phong lần thứ ba được tổ chức quy mô và bài bản hơn những năm trước, tiếp tục ghi nhận những hoạt động thiết thực nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu Cam Cao Phong. 

Kinh nghiệm dồn điền, đổi thửa từ thực tiễn huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT), tức là chia lại, xác lập quyền sở hữu ruộng đất mới cho người dân là công việc khó và phức tạp. Tuy vậy, Yên Thủy là địa phương thực hiện thành công và có quy mô chủ trương DĐ,ĐT đất nông nghiệp, tổ chức lại quỹ đất sản xuất, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo ra các ô thửa có diện tích lớn, đưa cơ giới vào sản xuất, từng bước hình thành vùng sản chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững gắn với xây dựng NTM.

Thu ngân sách Nhà nước đạt 2.483 tỷ đồng

(HBĐT) - Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tháng 10/2017 ước đạt 307,8 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng năm ước đạt 2.483 tỷ đồng, bằng 92% dự toán Thủ tướng Chính phủ và 82% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. Trong đó, thu cân đối ngân sách 2.377,8 tỷ đồng, thu xuất, nhập khẩu 87,98 tỷ đồng và thu quản lý qua ngân sách Nhà nước 16,95 tỷ đồng.

Quy định mới về thu tiền sử dụng đất, thuê đất

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 123/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó:

Hỗ trợ người chăn nuôi ứng phó với dịch bệnh trên gia súc, gia cầm sau thiên tai

(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi của tỉnh sẽ phải mất thời gian lâu nữa mới có thể phục hồi khi vừa hứng chịu thiên tai của đợt mưa lũ lịch sử. Theo thống kê đánh giá của Sở NN & PTNT, ảnh hưởng của mưa lũ lớn đã gây thiệt hại ước tính 47,5 tỷ đồng cho chăn nuôi. Tổng đàn vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai gồm 265 con trâu, bò, ngựa, 4.255 con lợn, gần 180.000 con gia cầm, 233 con dê, 1.380 đàn ong và một số vật nuôi khác.

Chống thất thu thuế - cần sự chung tay

(HBĐT) - Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, địa phương. Bởi vậy, việc chống thất thu thuế là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền các cấp, tuy nhiên, việc này luôn khó và cần sự chung tay. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục