(HBĐT) - Trong 5 năm lại đây, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt trồng cây có múi. Đến nay, cây có múi đang vươn lên mạnh mẽ, bước đầu hiệu quả đem lại rất khả quan, trở thành niềm hy vọng đổi đời của bà con nơi đây.



Bước sang năm thứ 5, vườn cam sai trĩu quả, hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình ông Vũ Xuân Đáng,xóm Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi).

Theo đồng chí Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Mỵ Hòa tiếp giáp với Nông trường Thanh Hà trước đây, nơi vốn đã khá nổi tiếng với cây cam. Sau này, khi nông trường giải thể, cây cam không còn, thay vào đó là những vụ ngô, mía xen kẽ nhau với hiệu quả kinh tế bấp bênh. Đã có nhiều thời điểm, bà con chuyển đổi qua trồng các loại cây ăn quả khác như vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), nhãn lồng Hưng Yên nhưng đều thất bại, phần vì kỹ thuật còn hạn chế, phần vì sản xuất manh mún nên đầu ra rất khó khăn. Được quy hoạch vào vùng trồng cây có múi, năm 2013, cây cam, cây bưởi được dịp "hồi sinh” trên đồng đất Mỵ Hòa. Đến nay, tổng diện tích trồng cây có múi của Mỵ Hòa 197 ha, trong đó, cam 122 ha, còn lại là bưởi da xanh và bưởi đỏ. Với thổ nhưỡng phù hợp, sự cần mẫn, ham học hỏi của bà con nên sau 5 năm, cam, bưởi đã bắt đầu đem lại thành quả lao động xứng đáng cho người nông dân.

Người nông dân có đất còn doanh nghiệp và tư nhân thì có giống, vốn, kỹ thuật và cả kinh nghiệm canh tác. Vì thế nên ở xóm Đông Hà, sự liên kết 50/50 giữa bà con với doanh nghiệp đang đem lại những hiệu quả thiết thực. Về Đông Hà, chúng tôi bị choáng ngợp bởi những vườn cam xanh mướt, dù mới bước sang tuổi thứ 5 những cây nào cũng sai trĩu quả. Đưa chúng tôi đi thăm vườn cam trong xóm, Trưởng xóm Chu Văn Đương cho biết: Xóm có 40/46 hộ trồng cam, hầu hết các vườn đều đã đạt 4 - 5 tuổi. Năm vừa rồi, nhiều vườn đã cho thu bói còn năm nay 30 hộ bắt đầu thu chính. Xóm có lợi thế là đất rộng, bằng phẳng, trung bình mỗi hộ có khoảng 1 ha đất. Thêm nữa, đa số các hộ trong xóm là công nhân làm ở Nông trường Thanh Hà trước đây nên ít nhiều đã có kinh nghiệm trồng cam. Đến thời điểm này, đầu ra thuận lợi, thương lái đến hỏi mua liên tục, có những thương lái hỏi mua cả vườn. Năm ngoái, giá cam Canh 20.000 đồng/kg, năm nay tăng lên 30.000 đồng/kg; cam V2 cũng tăng lên 35 - 40.000 đồng/ kg (vụ trước 30.000 đồng/kg).

Trồng cây đã đến ngày hái quả, cũng như nhiều hộ khác trong xóm Đông Hà, niềm vui, niềm tự hào hiện rõ trên khuôn mặt của ông Vũ Xuân Đáng. Trên diện tích đất 1,6 ha, 5 năm trước, gia đình ông Đáng đã liên kết với tư nhân để trồng cam. Vụ năm ngoái, gia đình ông thu bói được trên 20 tấn cam Canh và cam V2. Còn vụ này, cam sai hơn nhiều, nhiều cây cam Canh đạt từ 50 - 70 kg quả. "Cũng rất phấn khởi vì cam phát triển tốt, nhiều người vào thăm vườn họ không tin vườn chỉ mới 5 tuổi vì cây cam to như đã 8 - 10 năm tuổi rồi. Nói chung, nếu cứ trồng mía, trồng ngô như trước đây kinh tế bấp bênh lắm. Bây giờ tập trung hoàn toàn vào cây cam, bước đầu thấy đầu ra thuận lợi như vậy chúng tôi rất mừng”, ông Đáng bộc bạch.

Kế bên vườn nhà ông Đáng là vườn của gia đình ông Lô Văn Hựu. Theo ông Hựu, trồng cam cần nguồn vốn đầu tư lớn nhưng với tình hình phát triển như hiện nay, vụ này, gia đình ông Hựu hòa vốn. Để đem lại hiệu quả bền vững, gia đình ông Hựu cùng nhiều hộ trồng cam ở Đông Hà và xóm khác ở xã Mỵ Hòa đã đăng ký tham gia mô hình sản xuất sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

Với tốc độ phát triển như hiện nay, cây cam, cây bưởi đang hồi sinh mạnh mẽ trên đồng đất Mỵ Hòa. Thế nhưng, để phát triển bền vững, bà con nơi đây cần sự tiếp sức của các cơ quan chức năng. Đồng chí Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã bày tỏ: Để xây dựng được thương hiệu và có sản phẩm sạch đưa ra thị trường, bà con rất mong muốn được các cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ KH-KT và tìm đầu ra ổn định lâu dài. Hiện nay, Mỵ Hòa vẫn còn khoảng 100 ha đồng đất có vị trí thuận lợi có thể chuyển đổi trồng cây có múi. Nếu có được đầu ra ổn định đây thực sự là hướng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho bà con.

Viết Đào

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục