(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh ta đặt ra kế hoạch xuất khẩu lao động (XKLĐ) 500 người. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, cả năm, toàn tỉnh ước xuất khẩu khoảng 420 lao động. Trong đó, ngoài các thị trường truyền thống, các thị trường cho thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác thu hút người lao động tham gia. Cùng với đó là chính sách khuyến khích XKLĐ. Tuy nhiên, XKLĐ của tỉnh khó đạt được chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.


Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức các phiên giao dịch kết nối các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động tìm kiếm việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động. ảnh: P.V

 

Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - an toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) cho biết: Xác định XKLĐ là giải pháp có hiệu qủa để xoá đói - giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là người lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, địa bàn còn khó khăn. Thời gian qua, ngành LĐ -TB&XH phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp đổi mới cách làm để đẩy mạnh công tác XKLĐ của tỉnh. Ngành đã tổ chức tập huấn cho lãnh đạo, cán bộ chuyên trách việc làm của các huyện, thành phố về các cơ chế, chính sách về việc làm, xuất khẩu lao động. Ngoài việc lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín, cán bộ phòng chức năng cùng với doanh nghiệp tuyển dụng xuống tận các xã, phường, thị trấn để gặp gỡ, tư vấn và giải đáp thắc mắc của người lao động. Bên cạnh đó, hiện nay, thực hiện Thông tư số 09/2016/BLĐTBXH-BTC của Bộ LĐ-TB&XH về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng, người thuộc hộ bị thu hồi đất theo quy định được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tiền ăn trong thời gian đào tạo, chi phí đi lại, lệ phí làm hộ chiếu, cấp phiếu lý lịch tư pháp, làm thị thực (visa), chi phí khám sức khỏe, hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo quy định.

Mặt khác, năm nay, ngoài các thị trường truyền thống, các thị trường đem lại thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác tuyển dụng lao động. Trong đó, do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng thời hạn, người lao động mới tham gia chương trình và lao động mẫu mực tỉnh ta vẫn tiếp tục được tham gia chương trình tại Hàn Quốc EPS. Kết quả, năm 2017, toàn tỉnh ước xuất khẩu khoảng 420 lao động. Trong đó, thị trường ả Rập Xê út khoảng 60 người, Nhật Bản trên 50 người, Đài Loan 40 người, Hàn Quốc trên 20 người, còn lại là các thị trường khác.

Tuy nhiên, theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng công tác XKLĐ của tỉnh còn gặp không ít khó khăn, trở ngại, khó có thể đạt được chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân chính là do tâm lý của số đông người lao động không muốn đi làm xa nhà. Nhận thức và trình độ của đa số người lao động còn hạn chế nên khó có thể XKLĐ ở các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đức, Cộng hoà Séc. Mặt khác, các thị trường cho thu nhập cao lại đòi hỏi chi phí rất cao. Các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo Thông tư số 09 chủ yếu có hoàn cảnh khó khăn, số tiền được hỗ trợ chỉ là một phần, còn đặt cọc, môi giới các thị trường Nhật Bản từ 120- 240 triệu đồng, thị trường Đài Loan từ 80- 140 triệu đồng… nên khó có thể tham gia được các thị trường này.

Đến thời điểm này, mặc dù Sở LĐ -TB &XH chưa giới thiệu doanh nghiệp nào tuyển dụng đi xuất khẩu ở Trung Quốc và Thái Lan nhưng số người lao động làm việc và cư trú bất hợp pháp ở 2 nước này đã lên tới trên 1.000 người. Hơn nữa, thời gian gần đây, công tác giải quyết việc làm làm tại chỗ của tỉnh thực hiện khác hiệu quả. Các công ty Samsung, Canon cách tỉnh không xa có nhu cầu tuyển dụng lớn, chế độ đãi ngộ tốt nên người lao động lựa chọn đi làm việc gần nhà hơn. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể chưa triệt để, chưa nhìn nhận công tác XKLĐ là hướng xóa đói- giảm nghèo nhanh, hiệu quả nên phần nào cũng ảnh hưởng kết quả XKLĐ của tỉnh.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa công tác XKLĐ, góp phần tích cực xoá đói - giảm nghèo, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về hoạt động XKLĐ. Đồng thời hướng dẫn người lao động ở địa phương đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến đăng ký với các doanh nghiệp XKLĐ đã được Sở thẩm định hồ sơ giới thiệu về các huyện, thành phố để tránh bị lừa đảo hoặc đi bất hợp pháp. Ngoài ra, người lao động cần trang bị kiến thức, kỹ năng, thể lực, kỷ luật để đáp ứng được yêu cầu của các thị trường XKLĐ "khó tính”, đem lại thu nhập cao…

 

Hương Lan

Các tin khác


Tạm dừng thu phí Trạm BOT Cai Lậy

Tối 4-12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), các bộ, ngành và lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để tìm giải pháp đối với Trạm thu phí BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Cùng dự, có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Tháng 11, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 42,925 triệu USD

(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 42,925 triệu USD, tăng 1,94% so với tháng trước, lũy kế 11 tháng ước đạt 452,685 triệu USD, tăng 34,29% so với cùng kỳ, thực hiện 97,35% kế hoạch năm.

Xã Mỵ Hòa - đất cam đang hồi sinh mạnh mẽ

(HBĐT) - Trong 5 năm lại đây, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt trồng cây có múi. Đến nay, cây có múi đang vươn lên mạnh mẽ, bước đầu hiệu quả đem lại rất khả quan, trở thành niềm hy vọng đổi đời của bà con nơi đây.

Nghiệm thu mô hình thí điểm Doanh nghiệp – HTX – Nông dân tiêu thụ bưởi đỏ và cung ứng VTNN

(HBĐT) - Ngày 1/12, Sở Công Thương đã tổ chức nghiệm thu mô hình thí điểm Doanh nghiệp – Hợp tác xã – Nông dân tiêu thụ bưởi đỏ.

Kiểm tra việc thực hiện tiêu chí giao thông tại huyện Cao Phong

(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở GTVT vừa có buổi làm việc với UBND huyện Cao Phong kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Huyện Lạc Thủy tiên phong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

(HBĐT) - Tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy), sự ra đời của Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP đã đem đến cho nông nghiệp của huyện bước ngoặt mới, đó là sản xuất công nghệ cao. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2017, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục