(HBĐT) - Năm 2011, cây xạ đen bắt đầu được một số hộ dân xã Cao Dương (Lương Sơn) đem về trồng. Với nhiều công dụng được biết đến trong hỗ trợ điều trị các loại bệnh: ung thư, gan, dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe... Đảng ủy xã xác định, nhu cầu sử dụng xạ đen là rất lớn. Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV đề ra mục tiêu tiếp tục mở rộng diện tích trồng xạ đen. Sau nửa nhiệm kỳ đã cho thấy những hiệu quả bước đầu trong việc phát triển loại cây trồng này ở xã Cao Dương.


Lãnh đạo một số sở, ngành và huyện Lương Sơn thăm quan mô hình trồng cây xạ đen ở xã Cao Dương (Lương Sơn). 

Cao Đường, Om Làng là 2 thôn có diện tích trồng xạ đen tập trung lớn nhất xã với diện tích trên 20 ha. Theo đánh giá của những hộ dân trồng xạ đen, đây là loại cây dạng bụi leo, rất dễ trồng, không đòi hỏi công chăm bón, không yêu cầu kỹ thuật cao, có thể trồng xen canh và cơ bản nhất là giá bán ổn định. Xạ đen sau khi cắt về được tuốt riêng lấy lá, cành băm nhỏ. Mỗi kg lá tươi có giá dao động từ 4.000 - 5.000 đồng, phơi khô có giá từ 18.000 - 20.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi ha xạ đen cho thu trên 100 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với trồng lúa. Từ trồng xạ đen, nhiều hộ trong xã hiện nay có kinh tế khá ổn định.

Là một trong những hộ tiên phong đưa xạ đen về Cao Dương, ông Nguyễn Văn Thức, thôn Cao Đường cho biết: Với ưu điểm vượt trội là đầu tư không cao, sau 5 - 6 tháng trồng là cho thu. Trung bình mỗi năm cho thu hoạch 3 lần nên trồng xạ đen lúc nào cũng có thu nhập. Định kỳ hàng tuần, tư thương từ các tỉnh, thành phố lân cận về tận vườn thu mua, rất thuận lợi cho người trồng. Với 3.000 m2 xạ đen, mỗi năm gia đình thu về gần 7 tấn sản phẩm tươi. Cùng với bán hạt, cây giống, trừ chi phí, gia đình thu về 200 triệu đồng/năm.

 Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời mở ra hướng tiêu thụ ổn định cho cây xạ đen, hiện nay, trên địa bàn xã Cao Dương bắt đầu hình thành các cơ sở sản xuất cao xạ đen. Đi đầu là gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết, thôn Đồng Bon. Với thành phần chính là xạ đen, ngoài ra bổ sung thêm một lượng rất nhỏ các vị thuốc nam, trung bình cứ 5 kg xạ đen tươi nấu được 100g cao xạ đen và có giá 150.000 đồng. Chị Tuyết nhận định: Bằng việc lựa chọn, xử lý kỹ nguyên liệu đầu vào, đồng thời dùng phương pháp đóng gói hút chân không, cao xạ đen có thể bảo quản khá lâu. Bên cạnh đó, cao rất tiện dụng cho người sử dụng, vì vậy đây sẽ là hướng đi chính của gia đình trong thời gian tới.

 Qua nhiều năm trồng trên địa bàn, xạ đen đã chứng minh là loại cây trồng chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân xã Cao Dương. Tuy nhiên, theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Hướng, lãnh đạo xã luôn trăn trở và tìm giải pháp để gắn mở rộng diện tích với việc bao tiêu, tìm đầu ra ổn định cho cây xạ đen. Với diện tích trồng toàn xã 50 ha, sản lượng hàng năm lên đến 1.000 tấn thì trăn trở trên là hoàn toàn có cơ sở.

 Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm: Hiện nay, lãnh đạo xã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện đề nghị hướng dẫn làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa cho xạ đen Cao Dương. Chúng tôi xác định đây là bước quan trọng trong quá trình hòa nhập thị trường, rộng đường tiêu thụ, tránh tình trạng "được mùa, mất giá”.

 


                                                                                          Hải Yến

 


Các tin khác


Thẩm định xã Ân Nghĩa đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 14/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Sơn thẩm định xã Ân Nghĩa về đích NTM năm 2017.

Xã Ngọc Sơn phát huy dân chủ xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sải bước trên con đường bê tông từ xóm Trung Sơn đi xóm Bói, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) mới thấy tinh thần đồng lòng, chung sức xây dựng NTM của chính quyền và nhân dân trong xã. Con đường có chiều dài 1.000 m, rộng 3 m được khởi công từ tháng 12/2016, nhờ 4 hộ dân bị ảnh hưởng tự nguyện hiến đất làm đường. Bà con đóng góp ngày công lao động nên công trình hoàn thành vào tháng 3/2017. Từ khi có con đường này, người dân không còn lo lắng khi đi lại mỗi lúc trời mưa gió.

Tổng kết Đề án mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng VTNN

(HBĐT) - Ngày 15/12, Sở Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết Đề án mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng VTNN năm 2017. Tham dự có lãnh đạo một số Sở, ngành, Hội nông dân, Liên minh HTX tỉnh và đại diện UBND cấp huyện, xã thuộc 2 huyện thụ hưởng Lạc Sơn, Tân Lạc.

Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh

(HBĐT) - Cụ thể hóa các phong trào thi đua yêu nước, phong trào CCB gương mẫu bằng những việc làm thiết thực, các cấp Hội CCB trong tỉnh đã phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công tác Hội năm 2017.

Xây dựng hợp tác xã kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị

(HBĐT) - Sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đang là yêu cầu cấp bách đối với các HTX nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực của riêng HTX mà cần nhiều yếu tố hỗ trợ. Theo bộ tiêu chí xã NTM quy định tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất phải đảm bảo 2 nội dung là xã có HTX hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX và xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

Xã Lạc Long dồn sức về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2011, khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Lạc Long (Lạc Thuỷ) mới đạt 5 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 15 triệu đồng. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã ước đạt 32,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 9,5%; xã đạt 17/19 tiêu chí. Còn tiêu chí số 5 về trường học và số 6 về cơ sở vật chất văn hoá đang được xã gấp rút thực hiện. Để đạt mục tiêu đề ra, xã tổ chức rà soát đánh giá từng nội dung của tiêu chí, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể từng nội dung gắn với việc lồng ghép kết hợp với huy động nguồn lực của nhân dân để triển khai thực hiện; đồng thời nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được đảm bảo đồng bộ, bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục