(HBĐT) - Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) được hình thành từ năm 2004, ban đầu có 13 thành viên, dư nợ 106 triệu đồng.

Thành viên tổ Tiết kiệm &vay vốn xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) đầu tư phát triển cây ăn quả có múi từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, đem lại thu nhập khá.

Qua 14 năm hoạt động, đến nay, tổ đã có dư nợ 2.249 triệu đồng với 56 thành viên vay vốn, bình quân 40 triệu đồng/người; số dư tiền gửi qua tổ 67 triệu đồng. 100% thành viên tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng với mức bình quân 30.000 đồng/tổ viên. Nhờ có nguồn vốn ưu đãi, trong 14 năm qua, có gần 100 hộ trong tổ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, trả hết nợ NHCSXH, tạo điều kiện cho nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng gần 200 công trình NS&VSMT; 25 hộ vay vốn hỗ trợ làm nhà ở, xoá nhà tạm; 30 hộ dân tộc thiểu số được vay vốn; tạo việc làm mới cho 10 lao động có thu nhập ổn định và nhiều hộ được tiếp cận nguồn vốn với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi khác để phát triển kinh tế. Điển hình như hộ bà Nguyễn Thị Thuỷ hiện có 5 con trâu, 5.000 m2 mía, 6.000 m2 cam; hộ bà Bùi Thị Thoa có 6 con trâu, 5.000 m2 mía, 4.000 m2 cam, ngoài ra còn xây được nhà 2 tầng và mua nhiều đồ dùng có giá trị khác.

Tổ chức Hội nhận uỷ thác thường xuyên phối hợp cùng tổ TK&VV kiểm tra sử dụng vốn đến hộ vay, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn; phổ biến, tuyên truyền các quy định cho vay của ngân hàng, quyền lợi, nghĩa vụ tổ viên trong các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng; lồng ghép triển khai nghiệp vụ công tác Hội. Các buổi tập huấn của ngành khuyến nông, khuyến ngư... đều được các tổ viên tích cực tham gia, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn tín dụng chính sách. NHCSXH huyện đã tổ chức các đợt tập huấn hướng dẫn quy trình cho vay các chương trình tín dụng chính sách; nhiệm vụ của ban quản lý tổ TK&VV và giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để bàn biện pháp tháo gỡ. Nhờ đó, nhiều năm qua, tổ không có nợ quá hạn và lãi tồn đọng.

 Bà Trần Thị Oanh, tổ trưởng tổ TK&VV xóm Bằng chia sẻ: Tổ duy trì và thực hiện nghiêm túc sinh hoạt định kỳ hàng tháng vào một ngày cố định để thông báo kịp thời tình hình hoạt động của tổ, phổ biến chủ trương mới về hoạt động tín dụng chính sách, quy định cho vay, quyền hạn, nghĩa vụ tổ viên. Đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hộ vay, tình hình thực tế tại xóm nhằm cập nhật thông tin, phát hiện những vấn đề nảy sinh, những khó khăn, khúc mắc để có biện pháp phối hợp với Hội uỷ thác, trưởng xóm tháo gỡ, giải quyết kịp thời. Hình thức sinh hoạt tổ cũng thường xuyên lồng ghép phổ biến kỹ thuật bón phân, tưới nước và cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi đã thu hút được các tổ viên hưởng ứng tham gia hàng tháng. Ngoài ra, tổ chức cho hội viên tham gia học hỏi những mô hình kinh tế giỏi của các hộ trong xã. Thông báo những hộ đến hạn trả nợ vào ngày trực giao dịch cố định tại xã. Thực hiện nghiêm túc bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định của NHCSXH; kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

 


                                                                        Hải Linh

 


Các tin khác


Mong có sự quan tâm cụ thể, thiết thực từ phía cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ “nút thắt” về tài chính

(HBĐT) - Dự án khu dân cư Đầm Cống Tranh - thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) trước đây do UBND huyện Kỳ Sơn làm chủ đầu tư cách đây từ gần chục năm. Tuy nhiên vì vướng giải phóng mặt bằng và về nguồn vốn nên UBND tỉnh, các Sở ban ngành và UBND huyện Kỳ Sơn có chủ trương kêu gọi nhà đầu tư thực hiện Dự án.

Phát triển trồng xạ đen ở xã Cao Dương

(HBĐT) - Năm 2011, cây xạ đen bắt đầu được một số hộ dân xã Cao Dương (Lương Sơn) đem về trồng. Với nhiều công dụng được biết đến trong hỗ trợ điều trị các loại bệnh: ung thư, gan, dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe... Đảng ủy xã xác định, nhu cầu sử dụng xạ đen là rất lớn. Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV đề ra mục tiêu tiếp tục mở rộng diện tích trồng xạ đen. Sau nửa nhiệm kỳ đã cho thấy những hiệu quả bước đầu trong việc phát triển loại cây trồng này ở xã Cao Dương.

Thành công nhờ tình yêu với cây trái

(HBĐT) - Vốn đam mê trồng cây ăn quả nên hàng chục năm qua, ông Đặng Minh Dung, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) trồng đủ các loại cây nhưng chỉ khi "bén duyên” với cây bưởi đỏ, gia đình ông mới được hưởng trái ngọt. Bưởi đỏ đã đem lại cho người làm vườn cần mẫn nguồn thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Hiệu quả mô hình nuôi ong mật ở xã Lâm Sơn

(HBĐT) - Trong những năm qua, mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu trong lành, thảm thực vật phong phú, nghề nuôi ong ngày càng phát triển, sản phẩm mật ong xã Lâm Sơn được ưa chuộng, từ đó trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình.

Thẩm định xã Cao Răm đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 7/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn thẩm định xã Cao Răm về đích NTM năm 2017.

Thẩm định xã Hương Nhượng đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 14/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Sơn thẩm định xã Hương Nhượng về đích NTM năm 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục