(HBĐT) - Ngày 19/12, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) năm 2017, đánh giá kết quả 04 năm (2013 – 2017) thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt và triển khai Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón.

 



Lãnh đạo Sở NN&PTNT phát biểu tại hội nghị.

 Theo đánh giá của Sở NN&PTNT: Năm 2017 là năm có nhiều thách thức đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, đối với lĩnh vực TT&BVTV nói riêng. Tuy nhiên, với quyết tâm cao và nỗ lực đồng bộ, ngành NN&PTNT đã hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu về phát triển TT&BVTV. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 118.839 ha, vượt 1,85% kế hoạch. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt ước đạt 120 triệu đồng, tăng 02 triệu đồng/ha so với năm 2016, tăng 16 triệu đồng/ha so với năm 2015. Nhiều mô hình sản xuất đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm, đặc biệt, tại những vùng sản xuất cây ăn quả có múi, thu nhập bình quân đạt trên 450 triệu đồng/ha/năm. Hiện, toàn tỉnh có trên 8.600 ha cây ăn quả có múi; 11.836 ha rau đậu các loại; 8.648 ha mía; tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt khoảng 76.132 ha... Các địa phương đang tích cực chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây màu có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước hình thành các vùng sản xuất trồng trọt tập trung mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. 

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về một số diễn biến nổi bật trong lĩnh vực TT&BVTV năm 2017, điển hình như sự bùng phát của các đối tượng dịch bệnh trên cây lúa vụ mùa, hiệu quả công tác quản lý VTNN và ATTP, định hướng phát triển bền vững cho các nhóm cây trồng chủ lực... Sau đó, đại biểu đã thống nhất triển khai công tác TT&BVTV năm 2018 với 18 nhiệm vụ trọng tâm, góp phần tích cực thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành NN&PTNT năm 2018./. 

● Trong khuôn khổ làm việc, hội nghị đã đánh giá kết quả thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2013 – 2017 và triển khai kế hoạch giai đoạn 2018 – 2020.

Trong 4 năm thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, cơ cấu cây trồng của tỉnh tiếp tục được chuyển đổi mạnh theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng vẫn duy trì ổn định an ninh lương thực. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 4%/năm. Giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt chiếm trên 70% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác trồng trọt không ngừng tăng qua các năm, đến năm 2017 dự kiến đạt mức 120 triệu đồng/ha/năm. Nhìn chung, các địa phương đã xác định rõ lợi thế để phát triển mạnh các cây trồng chủ lực như cây ăn quả có múi, rau, mía... Công tác quy hoạch và tổ chức sản xuất được chú trọng. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa có chuyển biến tích cực. Các mô hình liên kết sản xuất cho thấy hiệu quả cao. Các hoạt động quan trọng khác như ứng dụng KHCN vào sản xuất, quản lý chất lượng ATTP, xúc tiến thương mại cho nông sản... đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt theo đúng định hướng đề ra. 

Triển khai kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2018 – 2020, Sở NN&PTNT xác định 09 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, ưu tiên phát triển các cây trồng có thế mạnh của từng địa phương, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 4%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 69,8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, giá trị sản phẩm thu được đạt 120 triệu đồng/năm/ha đất canh tác./. 

●Cũng tại hội nghị, Sở NN&PTNT đã triển khai Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón.

Theo đó, các quy định quản lý nhà nước về phân bón bao gồm: công nhận, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam. Nghị định gồm 8 Chương, 49 Điều, áp đụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam./.

 

                                                                              Thu Trang

Các tin khác


Rét đậm kéo dài, người nông dân lo lắng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Mấy ngày gần đây, trời rét đậm kéo dài kèm theo mưa phùn, độ ẩm cao khiến chị Nguyễn Thị Tuyết (tổ 6, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình) thấp thỏm lo lắng cho diện tích rau vụ đông của gia đình trồng ở ngoài bãi ven sông Đà. Cũng như các hộ trồng rau màu khác trong khu vực, gia đình chị đang tích cực áp dụng các biện pháp chống rét để bảo vệ thành quả lao động của mình.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh giảm diện tích quy hoạch khu công nghiệp Bờ Trái Sông Đà, quy mô 8,61 ha

(HBĐT) - Theo Cổng TTĐT Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa giao UBND tỉnh Hòa Bình thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích xây dựng nhà ở công nhân (1,81 ha), khu tái định cư (1,8 ha), xây dựng trường mầm non (0,7 ha), đất hành lang kè suối Đúng, đất cây xanh theo quy định của pháp luật có liên quan.

Giảm chi phí thực chất cho doanh nghiệp

Năm 2017, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính (TTHC) nhằm giúp doanh nghiệp (DN) tháo gỡ rào cản, khó khăn trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh (SXKD), cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, thực tế, DN vẫn gặp nhiều vướng mắc, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, chuyển động mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2018.

Mong có sự quan tâm cụ thể, thiết thực từ phía cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ “nút thắt” về tài chính

(HBĐT) - Dự án khu dân cư Đầm Cống Tranh - thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) trước đây do UBND huyện Kỳ Sơn làm chủ đầu tư cách đây từ gần chục năm. Tuy nhiên vì vướng giải phóng mặt bằng và về nguồn vốn nên UBND tỉnh, các Sở ban ngành và UBND huyện Kỳ Sơn có chủ trương kêu gọi nhà đầu tư thực hiện Dự án.

Phát triển trồng xạ đen ở xã Cao Dương

(HBĐT) - Năm 2011, cây xạ đen bắt đầu được một số hộ dân xã Cao Dương (Lương Sơn) đem về trồng. Với nhiều công dụng được biết đến trong hỗ trợ điều trị các loại bệnh: ung thư, gan, dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe... Đảng ủy xã xác định, nhu cầu sử dụng xạ đen là rất lớn. Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV đề ra mục tiêu tiếp tục mở rộng diện tích trồng xạ đen. Sau nửa nhiệm kỳ đã cho thấy những hiệu quả bước đầu trong việc phát triển loại cây trồng này ở xã Cao Dương.

Thành công nhờ tình yêu với cây trái

(HBĐT) - Vốn đam mê trồng cây ăn quả nên hàng chục năm qua, ông Đặng Minh Dung, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) trồng đủ các loại cây nhưng chỉ khi "bén duyên” với cây bưởi đỏ, gia đình ông mới được hưởng trái ngọt. Bưởi đỏ đã đem lại cho người làm vườn cần mẫn nguồn thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục