(HBĐT) - Cùng cán bộ Hội Nông dân xã Yên Mông (TP Hòa Bình) chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây có múi của gia đình chị Lê Thị Thanh Trà, xóm Trường Yên, một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu của hội viên nông dân xã. Toàn bộ diện tích vườn quanh nhà được gia đình anh chị trồng khoảng 120 gốc bưởi các loại. Đến nay, vườn bưởi đã 13 - 14 năm tuổi. Thời điểm này, bưởi đang vào độ chín, cây nào cũng sai trĩu quả, mã đẹp, tạo cho khu vườn một màu vàng óng.


Chị Lê Thị Thanh Trà, xóm Trường Yên, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) kiểm tra chất lượng bưởi vào kỳ thu hoạch.

Chị Lê Thị Thanh Trà cho biết: Từ khu vườn tạp, qua tìm hiểu tôi nhận thấy, trong vùng chưa có nhiều người trồng, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, việc chăm sóc cũng không quá khó khăn, phức tạp, gia đình đã quyết định lựa chọn cây bưởi làm cây trồng chính, xen kẽ các giống như bưởi Diễn, bưởi đỏ, bưởi Quế Dương. Mỗi loại có thời điểm cho quả khác nhau để giãn khoảng cách thu hoạch, vườn luôn có sản phẩm để bán, vừa giúp việc đầu tư, chăm sóc nhẹ nhàng hơn, không tập trung vào một thời điểm. Những năm qua, vườn bưởi luôn cho thu hoạch ổn định, thu nhập đạt từ 100 - 200 triệu đồng/năm.

Tập trung đầu tư mô hình chăn nuôi, 5 năm qua, hộ anh Đinh Công Quyền, xóm Bắc Yên đã xây dựng trang trại chăn nuôi gà, lợn quy mô khép kín. Mỗi năm, gia đình anh nuôi 4 - 5 lứa gà thương phẩm, thời cao điểm trang trại có đến 4.000 con gà. 2 năm nay, anh đầu tư máy ấp gà, mỗi tháng cho hơn vạn gà giống vừa chủ động nguồn giống cho trang trại, vừa cung cấp ra thị trường. Những năm trước, giá lợn hơi ổn định, khu chăn nuôi lợn của gia đình có thời điểm nuôi trên 10 con lợn nái, 30 - 40 con lợn thịt. Năm nay, do giá xuống thấp, số lượng đàn và lợn nái của gia đình đều giảm, hiện còn 4 con nái và gần 20 con lợn thịt. Từ chăn nuôi, mỗi năm cho gia đình thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.

Đồng chí Nguyễn Văn Vìn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Mông cho biết: Hội hiện có 777 hội viên. Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được hội viên toàn Hội sôi nổi hưởng ứng. Trong sản xuất nông nghiệp tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, xây dựng các mô hình: trồng cây có múi, chăn nuôi gà, lợn... Ngoài ra, hội viên duy trì phát triển các ngành nghề phụ tại các cơ sở và gia đình như làm chổi chít, tăm tre, sản xuất gạch...

Trong năm 2017, Hội đã phối hợp mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây có múi, học nghề chăn nuôi gà, mở 3 lớp tập huấn chiết ghép, chăm sóc bưởi đỏ, bưởi da xanh cho 40 học viên, 1 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi gà thả vườn gia trại nâng cao giá trị gia tăng cho 45 học viên. Hội đứng ra tín chấp với Ngân hàng CSXH tỉnh cho 4 tổ tiết kiệm và vay vốn ở 2 xóm Khang Đình, Mời Mít với 124 hộ được vay vốn, tổng dư nợ ủy thác trên 2,1 tỉ đồng. Trong đó, vốn vay sản xuất, kinh doanh 573,5 triệu đồng, vốn vay hộ nghèo 99 triệu đồng, vốn vay giải quyết việc làm 85 triệu đồng..., tạo điều kiện cho các hộ có nguồn lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, có việc làm ổn định, xóa đói, giảm nghèo.

Từ phong trào thi đua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, nâng cao. Năm 2017, toàn Hội có 280 hộ hội viên đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, qua bình xét có 140 hộ đạt danh hiệu. Bình quân thu nhập đầu người đạt 48 triệu đồng/năm, hiện còn 18 hộ hội viên nghèo. Trong thời gian tới, Hội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy phong trào thi đua nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, phấn đấu giảm hộ hội viên nghèo đối với những hộ có khả năng thoát nghèo.

 


                                                                                         Hà Thu

 

 


Các tin khác


Hiệu quả vốn ưu đãi ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi của phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc đã giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Xóm Bằng quản lý tốt nguồn vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) được hình thành từ năm 2004, ban đầu có 13 thành viên, dư nợ 106 triệu đồng.

Huyện Đà Bắc: Dư nợ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo đạt trên 9 tỷ đồng

(HBĐT) - Chương trình tín dụng cho vay hộ mới thoát nghèo được NHCSXH huyện Đà Bắc triển khai cho vay từ năm 2015. Đối tượng được vay vốn là các hộ đã từng là hộ nghèo, cận nghèo nay đã thoát nghèo (thời gian thoát nghèo tính từ khi hộ nghèo, hộ cận nghèo ra khỏi danh sách tối đa trong vòng 3 năm).

Rét đậm kéo dài, người nông dân lo lắng chống rét cho cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Mấy ngày gần đây, trời rét đậm kéo dài kèm theo mưa phùn, độ ẩm cao khiến chị Nguyễn Thị Tuyết (tổ 6, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình) thấp thỏm lo lắng cho diện tích rau vụ đông của gia đình trồng ở ngoài bãi ven sông Đà. Cũng như các hộ trồng rau màu khác trong khu vực, gia đình chị đang tích cực áp dụng các biện pháp chống rét để bảo vệ thành quả lao động của mình.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh giảm diện tích quy hoạch khu công nghiệp Bờ Trái Sông Đà, quy mô 8,61 ha

(HBĐT) - Theo Cổng TTĐT Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa giao UBND tỉnh Hòa Bình thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích xây dựng nhà ở công nhân (1,81 ha), khu tái định cư (1,8 ha), xây dựng trường mầm non (0,7 ha), đất hành lang kè suối Đúng, đất cây xanh theo quy định của pháp luật có liên quan.

Giảm chi phí thực chất cho doanh nghiệp

Năm 2017, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính (TTHC) nhằm giúp doanh nghiệp (DN) tháo gỡ rào cản, khó khăn trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh (SXKD), cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, thực tế, DN vẫn gặp nhiều vướng mắc, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, chuyển động mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục