(HBĐT) - Từ năm 2005, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây bí xanh, củ đậu đem lại thu nhập cao giúp nhiều hộ dân xóa đói - giảm nghèo.


Hiện, toàn xã Tân Mỹ có khoảng 250 hộ phát triển mô hình trồng bí xanh và củ đậu với diện tích hơn 20 ha bí xanh, 30 ha củ đậu tập trung tại 4 xóm: Nại, Gò Lăng, Đống, Khao và trồng rải rác tại một số xóm khác. So với trồng lúa, cây bí xanh và củ đậu đem lại hiệu quả kinh tế cao bởi hợp với thổ nhưỡng, không đòi hỏi kỹ thuật cao và thời gian thu hoạch sản phẩm ngắn.

Ra thăm vườn trồng củ đậu, ông Bùi Văn Lành, bí thư chi bộ xóm Gò Lăng cho biết: Hiện toàn xóm có 61 hộ với 252 nhân khẩu. Vài năm lại đây, người dân đã chuyển sang trồng cây củ đậu. Hiện có khoảng 50 hộ trồng với diện tích hơn 8 ha. Với giá bán như hiện tại ngay tại ruộng 4.000 đồng/ kg 1 sào (360 m2) cho năng suất 1,8 tấn, thu nhập 7 - 8 triệu đồng/ sào, so với cấy lúa, trồng ngô gấp 3 lần. Như vậy, nếu trồng 1 ha, người dân trung bình thu được năng suất 50 tấn/ha, chăm sóc tốt có thể đạt 60 tấn/ha cho thu nhập 200 - 220 triệu đồng/ha. Nhờ trồng củ đậu mà nhiều hộ trong xóm Gò Lăng có của ăn, của để, vươn lên thoát nghèo. Điển hình như hộ ông Vũ Văn Sơn trồng 1 ha thu được 210 triệu đồng, ông Bùi Văn Dưng trồng 7.000 m2 thu được 130 triệu đồng… Không chỉ có cây củ đậu mà một số cây trồng khác trong xóm như: bí xanh, ớt, dưa hấu, nghệ cũng cho hiệu quả kinh tế cao.


Ruộng bí xanh nhà ông Bùi Văn Vĩnh, xóm Nại, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) cho năng suất ước đạt 30 tấn/ha.

Rời cánh đồng bạt ngàn cây củ đậu và chạy dọc con đường liên xã là những ruộng bí xanh đang vào vụ thu hoạch. Cạnh con đường, những đống bí xanh đang được xếp ngay ngắn đang chờ ô tô. Gặp ông Bùi Văn Vĩnh, xóm Nại được ông cho biết: Bí này trái vụ nên được giá 13.000 đồng/ kg, thương lái đến tận nơi thu mua. Với 10 năm trồng bí, ông Vĩnh nhận thấy đây là loại cây trồng truyền thống dễ trồng, chi phí đầu tư khoảng 35 triệu đồng/1 ha (đầu tư cọc tre, lưới, giống…), thời gian cho thu hoạch khoảng 2,5 tháng. Với 1,3 ha bí xanh, ông xuống giống từ tháng 5/2017, đến nay đang cho thu hoạch. Mới thu 2 đợt được 10 tấn quả, nếu thu hết vụ, gia đình ông cầm chắc được khoảng 30 tấn quả/ha. Với giá bán như hiện tại, trừ chi phí, gia đình ông Vĩnh thu về từ 150 - 200 triệu đồng tiền lãi.

Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ Đỗ Văn Bảng vui mừng cho biết: Hiện nay, cây bí xanh và củ đậu đang là cây trồng chủ lực của xã, với diện tích ngày càng được mở rộng. Trung bình 1 ha bí xanh thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng, củ đậu 200 triệu đồng. So với cấy lúa, trồng ngô, bí xanh và củ đậu cao gấp 5 - 10 lần. Nhờ vậy, đời sống của bà con trong xã được nâng cao. Đây là niềm tự hào của xã, đặt ra mục tiêu giúp các hộ có thu nhập 40 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.


Đình Thủy

(Trung tâm Khuyến nông tỉnh)


Các tin khác


Ngày đầu toàn quốc dùng xăng E5: Tín hiệu tích cực

Từ ngày 1-1, xăng E5 chính thức được dùng đại trà trên toàn quốc, thay thế hoàn toàn xăng RON 92. Theo ghi nhận của phóng viên, sau hai tuần đầu tiên thử nghiệm, đến nay, người dân Thủ đô đã dần quen với loại nhiên liệu này và yên tâm chọn lựa sử dụng.

Kiểm tra công tác phát triển chăn nuôi, phòng - chống đói rét cho gia súc tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 2/1, Sở NN & PTNT đã kiểm tra công tác phát triển sản xuất chăn nuôi, phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân 2017 – 2018 tại huyện Đà Bắc.

Công nghiệp - mũi nhọn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

(HBĐT) - Trong những năm qua, tỉnh ta đã có sự đầu tư mạnh mẽ vào các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đây luôn được coi là một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Nhờ vậy, trong năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 27.523 tỷ đồng, tăng 17,22% so với cùng kỳ, thực hiện 102,5% kế hoạch năm.

Bức tranh nông thôn mới xã Ân Nghĩa

(HBĐT) - Là một trong những xã đăng ký về đích NTM trong năm 2017 của huyện Lạc Sơn, đến nay, Ân Nghĩa đã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang từng ngày nỗ lực, quyết tâm hoàn thành các nội dung tiêu chí còn lại theo kế hoạch đề ra. Vươn lên đạt chuẩn xã NTM, bức tranh nông thôn nơi đây sáng lên với nhiều gam màu mới.

Thêm nhiều dấu ấn trên lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Năm 2017 tiếp tục ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng của ngành NN&PTNT. Khép lại năm thứ tư thực hiện Đề án tái cơ cấu, các địa phương trong tỉnh đã đồng sức, đồng lòng, quyết tâm tạo thêm nhiều dấu ấn cho lộ trình đã hoạch định, từ đó củng cố vững chắc hơn nền tảng để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Chắp cánh thương hiệu nông sản Hòa Bình

(HBĐT) –Trong vài năm trở lại đây, nhiều thương hiệu nông sản của tỉnh ta đã được thị trường trong nước và nước ngoài biết đến, từ sản phẩm chè shan tuyết của Công ty TNHH giống cây trồng Phương Huyền, rau hữu cơ Lương Sơn, rau su su Quyết Chiến (Tân Lạc) đến cam Cao Phong, Lạc Thủy, nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi), bưởi đỏ Tân Lạc, gà đồi Lạc Thủy, gà Lạc Sơn và tôm, cá sông Đà… Đó là nỗ lực cộng hưởng của người sản xuất, cung ứng và nhiều cơ quan chức năng trong việc thúc đẩy xúc tiến thương mại, nâng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục