(HBĐT) - "Hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) đã khó, giữ vững và nâng cao chất lượng càng khó hơn. Đây chính là thách thức lớn, đòi hỏi các địa phương phải quyết tâm cao và quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp” - Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh nhấn mạnh. Đồng chí cũng cho biết: Trong 3 năm tiếp theo (2018 - 2020), việc tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí được xác định là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu góp phần làm nên thành công toàn diện của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.


Sau khi đạt chuẩn NTM, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) tiếp tục giữ vững và nâng cao các tiêu chí về phát triển sản xuất, thu nhập, ảnh: Gia đình ông Nguyễn Đăng Ninh ở thôn 2 phát triển chăn nuôi bò, đời sống từng bước được nâng cao.

 

Liên quan đến nội dung này, BCĐ T.ư Chương trình MTQG xây dựng NTM đã ban hành văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Theo đó, trước hết, các xã cần tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM đã có. Nâng cao chất lượng tiêu chí bao gồm nâng mức đạt các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và bổ sung một số chỉ tiêu phản ánh mức độ hưởng thụ cao hơn về vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Sau 5 năm xét công nhận lại xã đạt chuẩn NTM, các xã đạt chuẩn bền vững sẽ tiếp tục được ưu tiên hỗ trợ từ nguồn NSNN để tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

Xã Cố Nghĩa (huyện Lạc Thủy) là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM đợt 1 năm 2015. Với vai trò là xã điểm của huyện, Cố Nghĩa đã hoàn thành xuất sắc Chương trình MTQG xây dựng NTM sau 5 năm đầu thực hiện (2011 - 2015), đánh dấu những bước chuyển mình đầy thuyết phục trong phát triển KT -XH địa phương. Đồng chí Dương Xuân Hùng, Phó Chủ tịch UBD xã cho biết: Sau khi hoàn thành 19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM, xã không hề "ngủ quên” trên chiến thắng mà chủ động xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo hướng bền vững. Đây thực sự là thách thức lớn, nhất là đối với các tiêu chí "động” như thu nhập, hộ nghèo, y tế, môi trường, an ninh trật tự xã hội... Riêng đối với nhóm tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế thiết yếu, xã Cố Nghĩa đang cố gắng tìm kiếm nguồn lực để tiếp tục đầu tư hệ thống đường liên thôn và kênh mương nội đồng, nhất là đối với thôn 1 là thôn đặc biệt khó khăn của xã. Ngoài ra, xã luôn chú trọng thực hiện các nội dung về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây chính là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của chương trình xây dựng NTM.

Sau khi hoàn thành 19 tiêu chí NTM vào cuối năm 2015, trong giai đoạn tiếp theo (2016 - 2020), xã Cố Nghĩa đã xây dựng và cụ thể hóa từng năm kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 đạt một số chỉ tiêu quan trọng: thu nhập bình quân 50 triệu đồng /người/năm; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 1,5 - 2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 85%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 98%... Đặc biệt, xã xác định "kim chỉ nam” xuyên suốt trong quá trình thực hiện kế hoạch là phải tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, củng cố khối đoàn kết trong toàn thể quần chúng nhân dân. Có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển toàn diện về mọi mặt KT -XH, xứng đáng là xã NTM với những giá trị bền vững.

Trên phạm vi toàn tỉnh, kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đang được các địa phương nỗ lực thực hiện với 6 nội dung ưu tiên: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện phát triển KT -XH, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Phát triển đời sống văn hóa nông thôn, nâng cao chất lượng công tác giáo dục và y tế. Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn, giữ vững an ninh, trật tự xã hội, hệ thống tổ chức chính trị xã hội và năng lực cán bộ, công chức xã.

Để hỗ trợ các xã duy trì các tiêu chí đã đạt chuẩn, những năm tới đây, tỉnh sẽ tiếp tục dành nguồn vốn phân bổ cho các xã thực hiện duy trì, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng... Đặc biệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các xã đạt chuẩn NTM rà soát lại thực trạng của địa phương theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh và xây dựng kế hoạch duy trì bền vững các tiêu chí đã đạt.

Được biết, đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã có 50 xã đạt chuẩn NTM, không có xã nào dưới 7 tiêu chí. Cụ thể về kết quả hoàn thành các tiêu chí: Có 191/191 xã đạt tiêu chí số 01 về quy hoạch; 60 xã đạt tiêu chí số 02 về giao thông; 141 xã đạt tiêu chí số 03 về thủy lợi; 191 xã đạt tiêu chí số 04 về điện; 73 xã đạt tiêu chí số 05 về trường học; 50 xã đạt tiêu chí số 06 về cơ sở vật chất văn hóa; 154 xã đạt tiêu chí số 07 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 46 xã đạt tiêu chí số 08 về thông tin và truyền thông; 110 xã đạt tiêu chí số 09 về nhà ở dân cư; 90 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập; 76 xã đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo; 189 xã đạt tiêu chí số 12 về lao động có việc làm; 60 xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất; 185 xã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo; 94 xã đạt tiêu chí số 15 về y tế; 113 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa; 55 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường; 183 xã đạt tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; 187 xã đạt tiêu chí số 19 về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội nông thôn. Đây là kết quả đáng ghi nhận, đặt nền tảng vững chắc để toàn tỉnh tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trong 3 năm tiếp theo (2018 - 2020), phấn đấu hoàn thành các mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2016 - 2020.

 

Thu Trang

 

Các tin khác


Những người lính tiên phong trên mặt trận kinh tế

(HBĐT) - Hội Doanh nhân CCB tỉnh Hòa Bình chính thức thành lập tháng 9/2017. Hội trở thành nơi hội tụ những người lính cựu trên mặt trận mới - mặt trận xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

Huyện Kỳ Sơn quyết liệt chỉ đạo thực hiện thu ngân sách

(HBĐT) - Năm 2017, dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn được HĐND tỉnh giao 36, 8 tỷ đồng, dự toán thu ngân sách địa phương được tỉnh giao 231.046 triệu đồng, HĐND huyện giao 321.511 triệu đồng. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, thu NSNN trên địa bàn huyện đạt 50 tỷ đồng.

Phân bổ trên 43 tỷ đồng nguồn kết dư ngân sách cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 26/1, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 269/QĐ-UBND về việc phân bổ nguồn kết dư của ngân sách cấp tỉnh năm 2016. Theo đó, tổng kinh phí được phân bổ là 43.083.765.937 đồng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

Lỗ Sơn: Tết đã cận kề mà mía vẫn chưa bán được

(HBĐT) - Trải qua bao đắng cay, ngọt, bùi với cây mía nhưng người dân xã Lỗ Sơn, Tân Lạc vẫn lạc quan rằng: nếu công ty thu mua đúng thời điểm như cam kết, giá cả ổn định thì cây mía sẽ đi tiên phong trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Thế nhưng một vụ mùa nữa, cây mía lại thất hứa. 

Tổ hợp tác mây - tre đan phát huy hiệu quả

(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp chính quyền xã Cư Yên (Lương Sơn) đã triển khai nhiều mô hình, tổ hợp tác sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, điển hình trong đó là tổ hợp tác mây - tre đan xóm Rậm phát huy hiệu quả kinh tế cao.

Đảm bảo cung ứng hàng Tết cho bà con vùng cao Mai Châu

(HBĐT) - Tết Nguyên đán đang tới gần, không khí trong những ngày họp chợ ở xã vùng cao Hang Kia (Mai Châu) lại càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn. Từ sáng sớm, các chị, các cô đã háo hức gọi nhau đi họp chợ phiên. Ai cũng tất bật sắm sửa đầy đủ thực phẩm, chọn mua cho con mình những bộ quần áo đẹp để cùng gia đình quây quần chờ đón Tết đến, xuân sang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục