(HBĐT) - Mặc dù phải chịu những thiệt hại nặng nề do đợt mưa lũ kéo dài trung tuần tháng 10/2017 nhưng thời gian qua, chính quyền và người dân xã Nam Sơn (Tân Lạc) tích cực khắc phục, ổn định cuộc sống. Chúng tôi lên Nam Sơn và được chứng kiến không khí ngày mùa nhộn nhịp.


Không khí nhộn nhịp sản xuất vụ chiêm xuân tại xóm Trong, xã Nam Sơn (Tân Lạc). 

Lũng Vân là trung tâm của 5 xã vùng cao Tân Lạc, đây cũng là xã có diện tích ruộng tập trung khá bằng phẳng. Không khí lao động sản xuất nơi đây nhộn nhịp, những cánh đồng đã dần phủ kín sắc xanh.

ở bên trong, nông dân xã Nam Sơn đang tích cực làm đất để chờ nước, những ruộng có đủ nước được bà con tích cực gieo cấy. Đồng chí Bùi Văn Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trận mưa hồi tháng 10 năm ngoái khiến nhiều diện tích ruộng bị vùi lấp. Nhiều hộ bị đất, đá sạt lở vào nhà cửa nên bắt buộc phải di dời. Nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, đến nay đời sống của bà con dần ổn định. Trong dịp Tết Nguyên đán, nhà ai cũng có Tết đầm ấm, an toàn. Sau Tết, mặc dù nhiều khu ruộng vẫn bị vùi trong đất, đá nhưng ở những khu có thể khắc phục, bà con đã tập trung làm đất, gieo trồng.

Xóm Trong là một trong những xóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận mưa lũ lịch sử năm 2017. Khi đó, toàn bộ diện tích hoa màu, lúa, ngô đến kỳ thu hoạch đều ngâm trong biển nước cả tháng trời. Nước rút, 32 hộ dân trong xóm phải di dời đến khu tái định cư để tránh hậu quả đáng tiếc. Thế nhưng, với sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền, bà con trong xóm đã ổn định tư tưởng, tiếp tục nỗ lực lao động, sản xuất cùng vượt qua thời kỳ khó khăn.

Hôm chúng tôi đến thăm, nông dân đang tập trung cấy ở khu ruộng tận cùng của xóm. ông Bùi Văn Thực, Trưởng xóm Trong chia sẻ: Vào vụ mùa, bà con thường cấy đổi công, tập trung cấy từng nhà nên lúc nào cũng đông vui. Mưa lũ tháng 10 năm ngoái khiến 11 ha lúa mất hết; tình trạng sạt lở khiến 3 hộ phải dỡ nhà cửa, di dời khẩn cấp. Chúng tôi động viên nhau cố gắng khắc phục để sớm ổn định cuộc sống.

Bên ngoài xóm Trong là xóm Tớn. Khu ruộng của xóm khá manh mún, trong đó nhiều thửa bị đất, đá vùi lấp cao đến nửa mét. Cũng như xóm Trong, thời điểm này, bà con xóm Tớn tranh thủ sự ủng hộ của thời tiết để gieo cấy. Những vụ trước đây, gia đình chị Hà Thị Hiệu, cấy trên 1.000 m2, còn vụ này, diện tích giảm chỉ còn một nửa. "Vụ vừa rồi cấy nhưng không được thu, vụ này khan hiếm nước, rồi gần 400 m2 ruộng bị ngập đất, đá chưa thể khắc phục được nên diện tích chỉ còn một nửa. Tranh thủ thời tiết ủng hộ, gia đình tôi tập trung cấy nhanh để còn kịp trồng ngô” - chị Hiệu cho biết. ở xóm Tớn cũng có một số hộ phải di dời nhà cửa về nơi ở mới, hiện nay, mặt bằng khu tái định cư ở xóm đã được san lấp.

Mặc dù đã ổn định về tư tưởng, nỗ lực sản xuất nhưng người dân Nam Sơn còn nhiều tâm tư, lo lắng. Lúa vừa cấy, phải 3 - 4 tháng nữa mới cho thu hoạch, trong khoảng thời gian này bà con sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn lương thực. Thêm nữa, dù các khu tái định cư đang được tích cực triển khai thực hiện nhưng mặt bằng khá chật chội. "Khu tái định cư đang được san lấp nhưng với diện tích trên 200 m2 thì khá chật chội. Bà con mong muốn được nới rộng hơn, được khoảng 300 m2 /hộ, đồng thời phải đảm bảo an toàn, không bị sạt lở trong mùa mưa bão để định cư lâu dài”, ông Thực, trưởng xóm Trong bày tỏ.

 

                                                                                    Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy thu hút đầu tư vào chăn nuôi an toàn

(HBĐT) - Ngoài hàng trăm gia trại chăn nuôi, huyện Lạc Thủy hiện đứng đầu tỉnh với 18 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí được cấp giấy chứng nhận. Tất cả các trang trại đều tổ chức sản xuất, chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Điều đáng nói là thành quả trên có sự đóng góp quan trọng của việc thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn.

Đẩy mạnh hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng DN trong năm 2018.

Lấy sức dân để chăm lo cuộc sống nhân dân

(HBĐT) - Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Cao Phong cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự tham gia tích cực của người dân, đến nay, diện mạo nông thôn tại các xã của huyện Cao Phong đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Lấy sức dân để chăm lo cuộc sống nhân dân là cách làm hay và sáng tạo mà huyện Cao Phong đang thực hiện.

Đón đầu sản xuất - phân phối thực phẩm an toàn

(HBĐT) - Gần đây, với việc đón đầu xu thế sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn, HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Hợp Kim (Kim Bôi) đã lựa chọn mô hình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn theo chuỗi liên kết, truy xuất nguồn gốc rõ ràng và trở thành đơn vị tiên phong trong phong trào "Vì sức khỏe cộng đồng - Nói không với thực phẩm bẩn”.

Toàn tỉnh trồng trên 17.000 ha cây màu các loại

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ chiêm và trồng màu vụ xuân năm 2018, đến đầu tháng 3, nông dân các huyện, thành phố trong tỉnh đã cấy được trên 14.200 ha lúa, đạt 95% kế hoạch, tăng trên 1.100 ha so với kỳ báo cáo trước; làm cỏ đợt 1cho 400 ha trà lúa sớm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục