Nông dân xã Kim Bôi, Kim Bôi kiểm tra diện tích lúa sau cấy bị hạn.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, hiện nay, do tình hình thời tiết nhiều ngày không có mưa, nên một số diện tích chưa đảm bảo nước phục vụ sản xuất. Một số công trình bị hư hỏng do thiên tai năm 2017 không có năng lực tưới đang được thực hiện các thủ tục đầu tư, dự kiến đầu tháng 4/2018 sẽ được triển khai thi công xây dựng. Qua kiểm tra, tính đến trung tuần tháng 3/2018, trên địa bàn huyện đã có trên 600 ha lúa xuân bị hạn sau cấy, chiếm 27,8% diện tích gieo cấy, tập trung chủ yếu tại các xã như: Kim Bôi 88,5 ha, Vĩnh Đồng 71,8 ha, Kim Truy 65 ha và Tú Sơn, Nam Thượng 60 ha....Trong đó, diện tích có nguồn bơm chiếm trên 80%.
Trước tình hình trên, UBND huyện Kim Bôi chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động bà con sử dụng nguồn nước hợp lý, tổ chức nạo vét, khơi thông hệ thống kênh mương nội đồng. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí để nhân dân trong huyện sớm khắc phục diện tích lúa bị hạn.
Đ.T
(HBĐT) - Đó là yêu cầu đặt ra đối với Chương trình cho vay bê cái giống sinh sản do Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup hỗ trợ, được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến nay và đang cho những kết quả đáng ghi nhận. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hai địa phương tham gia là Kim Bôi và Lạc Sơn cần thực hiện tốt Quy chế quản lý và phát triển "Ngân hàng bê giống” từ nguồn hỗ trợ cho vay của chương trình, từ đó đảm bảo nguồn giống tốt để từng bước nhân rộng ra các địa phương khác.
(HBĐT) - Từ lâu, cây mía được đánh giá là cây trồng chủ lực đem lại thu nhập khá cho người dân Cao Phong. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây tiêu thụ mía tím chậm, giá sụt giảm đã ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Có lẽ cũng như nhiều loại nông sản khác do trước đây mía tím được giá nên người dân mở rộng diện tích, dẫn đến thực trạng trên. Bài toán mất mùa được giá hay được mùa mất giá đối với cây mía chưa tìm được lời giải thỏa đáng.