(HBĐT) - Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền xã Cao Răm (Lương Sơn) đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, cải tạo vườn tạp, khai thác tiềm năng đất rừng của địa phương. Nhờ đó thu nhập bình quân ngày một tăng, các mô hình kinh tế có hiệu quả được nhân rộng.


Nhờ cải tạo diện tích vườn tạp, mô hình trồng cam Canh đã đem lại cho gia đình chị Bùi Thị Lý (xóm Quê Sụ, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn) thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm.

Đồng chí Hoàng Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Cao Răm cho biết: "Thời gian qua, xã xác định chuyển đổi diện tích cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các loại cây có múi, mô hình chăn nuôi hiệu quả hơn, có giá trị kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập. Đồng thời khuyến khích người dân áp dụng KH - KT vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, trên địa bàn xã có vùng trồng nhãn, cây có múi cho hiệu quả kinh tế rõ rệt”.

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm của xã Cao Răm gần 580 ha. Năm 2017, nhờ áp dụng KH -KT, năng suất lúa đạt 49,6 tạ/ha, sản lượng đạt 1.660 tấn. Diện tích ngô 70 ha, năng suất bình quân 45 tạ/ha, sản lượng 315 tấn, đạt 100% kế hoạch đề ra. Khoai lang, lạc, sắn, mía và các cây màu khác trồng 50 ha đều đạt năng suất cao, bằng và vượt kế hoạch. Trong 3 năm trở lại đây, nhằm tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, xã chủ động liên kết với thị trường tiêu thụ nông sản nhằm tìm đầu ra ổn định; tìm kiếm các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất theo chuỗi giá trị. Hiện nay, trên địa bàn xã đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả với tổng diện tích 120,7 ha, trong đó năm 2017 trồng mới hơn 30 ha cam, bưởi... ở xóm Khuộc, Hui, Quê Sụ; trồng nhãn tại xóm Vai Đào 27,8 ha; trồng rau hữu cơ ở xóm Sáng trên 3.000 m2; chăn nuôi lợn rừng, gà bản địa tại xóm Quê Sụ... Qua đó đã xuất hiện nhiều nông dân giỏi, điển hình tiên tiến với mô hình kinh tế cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/năm.

Xóm Quê Sụ, Khuộc "chuyển mình” mạnh mẽ với gần 60 ha: cam Canh, cam V2, bưởi Diễn... Năm 2015, từ phong trào cải tạo vườn tạp, người dân xóm Quê Sụ mở rộng diện tích trồng cây có múi, từ gần 10 ha nay đã lên gần 30 ha. Vụ cam vừa rồi người dân trúng lớn, đem lại thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng như mô hình trồng cam của chị Bùi Thị Lý (xóm Quê Sụ), diện tích 4 ha; anh Nguyễn Văn Biên (xóm Quê Sụ), diện tích gần 3 ha. Tương tự, xóm Khuộc cũng xuất hiện nhiều nông dân giỏi với các mô hình cây có múi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng như ông Nguyễn Hữu Mừng với diện tích gần 3 ha cam Canh, Trần Xuân Hiền với mô hình trang trại tổng hợp: chăn nuôi, cam, bưởi Diễn... Ngoài ra, xóm Quê Sụ xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả như: nuôi lợn rừng của anh Hoàng Văn Thuận với thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/ năm, bà Lê Thị Hà nuôi 3.000 con gà ri cho thu nhập 100 triệu đồng/năm...

Tận dụng địa hình đồi núi, người dân xóm Vai Đào, Trại Mới tích cực mở rộng diện tích trồng nhãn, áp dụng KH - KT nâng cao chất lượng nhằm xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Hiện tại, xóm Vai Đào có 20 hộ trồng nhãn, tổng diện tích 27,8 ha. Với giá bán ổn định từ 25.000 - 27.000 đồng/kg, hộ các ông: Đinh Công Thắng, Đinh Văn Dũng (xóm Vai Đào), Nguyễn Văn Thắng (xóm Trại Mới)... đều có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH Tâm Đạt, Vinagap tích cực đầu tư, mở rộng vùng trồng rau hữu cơ tại các xóm Sáng, Trại Mới... áp dụng hệ thống bảo đảm cùng tham gia PGS - hệ thống chứng nhận tin cậy cho sản phẩm hữu cơ, đạt năng suất cao, thu mua số lượng tập trung, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển theo hướng nông sản sạch, đảm bảo chất lượng và VSATTP.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tu duy, cách làm, đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 29 triệu đồng/người/năm; t? lệ hộ nghèo năm 2017 còn 7,1%, giảm 2,93% so với năm 2016.

Đồng chí Hoàng Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Cao Răm cho biết: "Trong thời gian tới, xã tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, bền vững; tăng cường liên kết, tìm kiếm, mở rộng thị trường cho nông sản; triển khai các chính sách hỗ trợ vốn vay giúp phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân”.


                                                                                        Hoàng Anh



Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục