(HBĐT) - Ngày 16/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, TP giới thiệu và hướng dẫn bộ công cụ triển khai thu thập dữ liệu, điều tra, khảo sát xây dựng đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

 

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Ngô Tất Thắng - Phó cục trưởng- Phó chánh văn phòng điều phối NTM Trung ương giới thiệu về chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm; chương trình OVOP Nhật Bản, chương trình OTOP Thái Lan, tổng quan chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013- 2017. Đồng thời, hướng dẫn bộ công cụ nội dung và quy trình triển khai thu thập dữ liệu tại cấp huyện, điều tra khảo sát xây dựng đề án. ”. Đề án được thực hiện tại các xã và khuyến khích thực hiện ở các khu vực đô thị (phường, thị trấn), do các đơn vị kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể làm nòng cốt thực hiện, với các nhóm sản phẩm, gồm: Thực phẩm - ẩm thực, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, trang trí - nội thất - lưu niệm, dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng. Qua đó, nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, lựa chọn các sản phẩm chủ lực, thế mạnh để đầu tư trở thành sản phẩm thế mạnh có thương hiệu, xây dựng tem nhãn, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ đem lại giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn phù hợp với từng vùng, góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn những giá trị truyền thống của nông thôn. Các ý kiến thảo luận của các đại biểu về vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình này sẽ được các chuyên gia tiếp tục thảo luận và giải đáp tại hội nghị.

Đối với tỉnh Hoà Bình, đã phê duyệt đề cương đề án chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2030. Theo đó đã xây dựng các kế hoạch chi tiết như: tập huấn nâng cao nhận thức cho các chủ thể sản xuất; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực; tổ chức các hội nghị hội thảo về đề án; tổ chức các hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại...

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng việc xây dựng đề án chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2030 tỉnh Hoà Bình nhằm phát triển toàn diện khu vực nông nghiệp nông thôn là hết sức cần thiết. Các nội dung được chuyên gia giới thiệu rất quan trọng nên tỉnh sẽ triển khai sớm để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững gắn với đồng bộ các giải pháp chính sách nhằm đưa đề án vào thực tiễn. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT tiếp tục chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, TP xây dựng đề án để triển khai nhanh sớm. Đồng thời bổ sung nội dung chương trình trình Tỉnh uỷ ban hành nghị quyết chuyên đề về chương trình này. Các huyện TP xây dựng kế hoạch để triển khai xây dựng sản phẩm chủ lực của địa phương nhằm phát triển vùng sản xuất hàng hoá nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Đinh Thắng

 

Các tin khác


Ông chủ Busmap Lê Yên Thanh: Khởi nghiệp thành công cần tư duy ngược

Có ý tưởng từ khi còn là sinh viên năm 1, đoạt giải nhì cuộc thi Nhân tài đất Việt 2015 và khởi nghiệp thành công với ứng dụng Busmap, Lê Yên Thanh đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho các bạn trẻ.

Quy định với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

(HBĐT) - Trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản của một số Bộ, ngành và địa phương đề nghị giải đáp thắc mắc về đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đầu thầu theo Thông tư số 03/2016/TT- BKHĐT ngày 05/5/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu (Thông tư số 03). Liên quan đến nội dung này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 2683/BKHĐT-QLĐT ngày 26/4/2018, hướng dẫn cụ thể như sau:

Thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 978 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2018, tỉnh ta đặt kế hoạch thu ngân sách Nhà nước 3.325 tỷ đồng. Trong tháng 4, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 290,9 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 978,6 tỷ đồng, bằng 36% dự toán Thủ tướng Chính phủ và 30% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất, nhập khẩu 24,6 tỷ đồng.

Xã Bảo Hiệu (Yên Thủy): Người dân khóc ròng với bí xanh

(HBĐT) - Để chủ động tránh tình trạng "được mùa, mất giá”, vụ bí xanh năm 2018, người dân xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) đã xuống giống vào thời điểm khác nhau để cả xã không dồn dập thu hoạch vào cùng một thời điểm. Tuy nhiên, người tính không bằng thời tiết và thị trường "tính”, do từ đầu năm đến nay trời mưa nhiều, rồi nắng gắt nên nhiều hộ trắng tay vì gặp mưa to, bí không đậu quả. Hộ thì được mùa nhưng khổ sở khi giá bí xuống quá thấp. Những ngày này, bí xanh đang là câu chuyện buồn ở Bảo Hiệu.

Cựu chiến binh xã Lâm Sơn tiên phong phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Hội CCB xã Lâm Sơn (Lương Sơn) có 315 hội viên, sinh hoạt tại 5 chi hội. Theo thống kê, trên địa bàn xã có trên 30 hội viên CCB là chủ các trang trại tổng hợp, kinh doanh dịch vụ đem lại lợi nhuận cao… Nhờ đó, thu nhập bình quân của hội viên CCB năm 2017 đạt 27 triệu đồng. Tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 65%, trên địa bàn không có hộ nghèo và cận nghèo.

Dành nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà

(HBĐT) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hoà Bình (BIDV chi nhánh Hoà Bình) là một trong những ngân hàng chủ lực trên địa bàn tỉnh. Với mạng lưới khá rộng, nằm trên các địa bàn trọng điểm như TP Hoà Bình, huyện Lương Sơn, Cao Phong, từ đầu năm đến nay, BIDV Hoà Bình đã có những hoạt động nổi bật, đóng góp đáng kể vào phát triển KT - XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục