(HBĐT) - Thời gian gần đây, các mô hình trồng chanh leo ở xã Tân Sơn (Mai Châu) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do phù hợp với khí hậu lạnh, địa hình vùng núi cao, chanh leo phát triển mạnh, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình.


Sau khi chuyển đổi diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng chanh leo, vụ thu hoạch đầu tiên, gia đình ông Bùi Văn Thắng, xóm Bò Báu, xã Tân Sơn (Mai Châu) thu nhập 10 triệu đồng.

 

Đồng chí Hà Văn Dung, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn (Mai Châu) cho biết: "Thời gian qua, xã xác định chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây ăn quả mang giá trị kinh tế cao, giúp người dân cải thiện thu nhập. Bên cạnh đó, xã khuyến khích người dân tận dụng điều kiện tự nhiên, khí hậu vùng núi cao phát triển các loại cây đặc thù, đồng thời áp dụng KH-KT vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, diện tích trồng các loại cây ôn đới ngày càng mở rộng, cho năng suất, hiệu quả kinh tế rõ rệt”.

Cây chanh leo đến với xã Tân Sơn từ năm 2017, đến nay, xã có gần 40 hộ trồng, tập trung chủ yếu ở các xóm Bò Báu, Tam Hòa... với tổng diện tích 4,3 ha. 100% giống chanh leo Đài Nông 1 của xã được cung cấp từ Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc và được công ty bao tiêu sản phẩm. Những ngày đầu triển khai, ngoài sự hướng dẫn về kỹ thuật trồng từ Công ty Nafood, người dân còn được hỗ trợ vốn vay mua phân bón, làm giàn từ đề án phát triển nông nghiệp của HĐND huyện Mai Châu. Đồng thời, xã tổ chức các lớp tập huấn trồng chanh leo, thăm quan thực tế tại tỉnh bạn nhằm đưa mô hình đạt kết quả cao nhất. Trong năm 2017, xã triển khai trồng thí điểm tại xóm Bò Báu với diện tích 3,3 ha. Sau 5 tháng, tổng sản lượng chanh leo thu được trên 4 tấn. Tính đến quý I/2018, xã mở rộng diện tích trồng chanh leo tại các xóm Tam Hòa, Bò Liêm.

Là một trong những hộ trồng chanh leo đầu tiên của xã, với diện tích 1.500 m2, ông Bùi Văn Thắng (xóm Bò Báu) cho biết: "Trước đây, gia đình tôi trồng ngô, nhưng qua nhiều năm đất bạc màu nên chất lượng ngô giảm, năng suất thấp. Bên cạnh đó, do khí hậu lạnh, mùa đông thường xảy ra sương muối nên cả năm chỉ trồng được 1 vụ ngô nên hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập bấp bênh. Năm 2017, gia đình tham gia dự án trồng chanh leo của xã, sau vụ đầu tiên thu hoạch được gần 2 tạ quả, thu gần 10 triệu đồng. Hiện tại, gia đình tiếp tục mở rộng diện tích trồng chanh leo nhằm nâng cao sản lượng cây trồng”.

Chanh leo chịu được thời tiết khắc nghiệt, nhất là hiện tượng sương muối, ít sâu bệnh, thời gian thu hoạch từ 5-6 tháng, do đó một năm có thể trồng được 2 vụ. Với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, được hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, cây chanh leo cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với ngô, lúa... Trồng chanh leo đang là hướng đi mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.

Đồng chí Hà Văn Dung, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn cho biết: "Với kết quả ban đầu thu được, cây chanh leo hứa hẹn sẽ là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Để nâng cao chất lượng, năng suất cây trồng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước. Từ đó đưa sản phẩm chanh leo đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng và đơn vị bao tiêu sản phẩm, từng bước xây dựng, khẳng định thương hiệu nông sản vùng cao, góp phần phát triển KT-XH”.

 

Hoàng Anh

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục