Vào thăm vườn cam xanh mướt, từng cây được cắt tỉa cành hợp lý, quả sai trĩu của gia đình anh Bùi Văn Bách ở khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) mới thấy công lao vất vả với cây cam.

Anh Bách cho biết: "Quê tôi ở huyện Kỳ Sơn, năm 1999, tôi lên Cao Phong lập nghiệp. Là công nhân của Nông trường Cao Phong, tôi và gia đình bắt đầu trồng cam từ năm 2000. Vào thời điểm đó, giá cam Cao Phong chỉ 3.000 - 5.000 đồng /kg nên lợi nhuận không cao. Nhưng nhận thấy cây cam có nhiều triển vọng xóa đói, giảm nghèo nên tôi vừa trồng, vừa học hỏi kỹ thuật của những người đi trước. Trong những năm gần đây, cây cam ngày càng có giá nên tôi cùng một số anh em có tâm huyết, có kỹ thuật tìm hướng phát triển cam Cao Phong”. Anh chủ động tìm nguồn vốn, kỹ thuật chăm sóc và vật tư, máy móc về áp dụng, cải tiến thay thế dụng cụ thô sơ trước kia vào quy trình chăm sóc cam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm thiểu tối đa về nhân lực lao động.

Năm 2012, gia đình anh Bùi Văn Bách trồng 10 ha cam, đến nay, diện tích đã tăng lên 17 ha. Từ tháng 3/ 2014, gia đình anh tham gia chương trình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap và tuân thủ theo hướng dẫn của chương trình như bón phân, tưới nước, bảo vệ thực vật đúng loại, đúng lúc, đúng thời gian cách ly an toàn, có kho gọn gàng, sạch sẽ và ghi chép rõ ràng. Năm 2016, gia đình anh thu được 200 tấn cam, quýt các loại, đem lại thu nhập 10 tỷ đồng /năm và được cấp giấy chứng nhận cam sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Gia đình mua được ô tô, xây nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi. Trồng cam nhằm phát triển kinh tế, anh Bách còn tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 30-50 lao động địa phương. Ngoài ra, anh luôn tạo điều kiện và giúp đỡ các hộ gia đình trồng cây có múi trên địa bàn.

Năm 2016, anh Bách cùng với những người trồng cam của thị trấn thành lập Hội trồng cam thị trấn Cao Phong. Hội có vai trò phổ biến kỹ thuật trồng và chăm sóc cam, đồng thời tìm hiểu thị trường cho sản phẩm cam Cao Phong. Hội trồng cam thị trấn Cao Phong đã bầu ra Ban quản trị, Ban chấp hành, hoạt động theo điều lệ quy định của Hội, đưa bộ máy của Hội đi vào tổ chức. Từ đây, sản phẩm cam của các hội viên làm ra đến đâu được bao tiêu sản phẩm hết đến đó; được thị trường nhiều tỉnh biết đến. Ngoài giỏi làm kinh tế, anh Bách luôn nhiệt tình, thường xuyên ủng hộ các phong trào do Nhà nước phát động tại khu dân cư như góp 10 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa, đóng góp mua sắm thiết bị, xây dựng quỹ người có công... Trong công tác xã hội, gia đình anh ủng hộ hàng trăm triệu đồng giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn, cho vay vốn, giúp mua sắm thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng để phục vụ sản xuất. Cũng từ sự giúp đỡ của anh Bách, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn, xóa đói và vươn lên làm giàu.

                                                                                                    Việt Lâm


Các tin khác


Thu hoạch trên 2.200ha lúa vụ mùa

(HBĐT) - Tính đến ngày 31/5, toàn tỉnh đã thu hoạch được 2.204ha/15.386 ha diện tích lúa gieo cấy vụ mùa, tương đương 14,7%. Các địa phương đang triển khai gặt gồm thành phố Hòa Bình, các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc. Trong đó, diện tích gặt chủ yếu ở các huyện Lương Sơn 1.157ha, Lạc Thủy 650ha, thành phố Hòa Bình 160ha.

Bổ sung dự án Cầu Trắng, TP Hòa Bình vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa đồng ý chủ trương đề xuất của Sở GTVT về việc bổ sung dự án xây dựng cầu Trắng (phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình) vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Làm giàu từ mô hình nuôi gà Lạc Thủy

(HBĐT) - Với vườn đồi rộng, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Trần Đình Liêm, thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã gặt hái được thành công khi đặt niềm tin vào giống gà bản địa - gà Lạc Thủy…

Bài 2: Cần "Chít" lại những "lỗ hổng" trong quan lý

(HBĐT) - Bởi có sự lỏng lẻo trong công tác quản lý đất đai ở các doanh nghiệp (DN) sau cổ phần hóa (CPH) dẫn đến lãng phí đất công và thất thu ngân sách. "Chít” lại những "lỗ hổng” trong quản lý đất đai là việc cần làm để những thửa "đất vàng” trên địa bàn tỉnh không bị hoang phí.

Triển vọng từ trồng bí đỏ lấy hạt

(HBĐT)-Đầu năm 2017, một số hộ dân tại xóm Bai Vớn, xã Định Cư (Lạc Sơn) đã liên kết với doanh nghiệp thí điểm mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu cho hiệu quả tích cực. So với trồng các cây nông nghiệp truyền thống, trồng bí đỏ lấy hạt cho lợi nhuận cao gấp 5 - 6 lần.

Huyện Cao Phong: Lường trước sản lượng cam tăng, người dân rục rịch bán vườn

(HBĐT) - Sau một vài năm giá cam Cao Phong lên cao, có thời điểm bán lẻ lên gần 100.000 đồng/kg, kéo theo đó giá đất vườn tại địa bàn huyện Cao Phong trở nên sôi động. Tại những khu vực "thủ phủ” cam, giá đất tăng theo từng ngày, đắt khét.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục