(HBĐT) - Không chỉ cần cù, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc mà từ ý tưởng sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn để cung ứng ra thị trường của chị Quách Thị Hoà ở xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đã đặt nền móng cho HTX gà đồi Hương Nhượng ra đời, tạo được mối liên kết trong sản xuất giữa các hộ và giải quyết được các vấn đề về giống, thức ăn cũng như đầu ra cho sản phẩm.
Chị Quách Thị Hoà, Giám đốc HTX gà đồi Hương Nhượng chăm
sóc đàn gà thương phẩm.
Nuôi gà không phải là việc mới đối với người dân
xóm Bưng nói chung cũng như gia đình chị Hoà nói riêng. Gia đình chị Hoà đã
nuôi gà được hơn chục năm nay nhưng số lượng ít chỉ từ 100-200 con/lứa. Trước
đây, do không được tập huấn KHKT nên hay xảy ra dịch bệnh trên đàn gà nhiều lúc
chị cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc. Từ năm 2015, gia đình chị đầu tư 100 triệu
đồng xây dựng chuồng trại 300 m2 và mở rộng chăn nuôi lên 3.000 - 4.000 con/năm.
Gia đình chị Hoà còn ấp gà giống để cung cấp giống cho các hộ cùng xóm. Hiện
nay, với diện tích gần 1 ha, gia đình chị vừa đầu tư làm chuồng trại nuôi gà,
vừa trồng 400 cây ăn quả có múi năm thứ 3. Theo tính toán thu nhập từ nuôi gà
đạt 80 triệu đồng /năm.
Chị Quách Thị Hoà chia sẻ: Các hộ trong xóm chủ yếu
chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát nên tiêu thụ bấp bênh do bị tư thương ép giá. Mặt
khác, khâu kiểm soát giống, thức ăn do không có kỹ thuật nên xảy ra dịch bệnh
dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Trước khó khăn đó, các hộ chăn nuôi trong
xóm đã thành lập "nhóm sở thích” gồm 12 hội viên nông dân do chị Hoà làm trưởng
nhóm và được dự án ADDA hỗ trợ kỹ thuật. Các hộ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
lẫn nhau nên tự tin có kiến thức chăn nuôi để chia sẻ và phát triển hơn. Tháng
8/2016, nhóm đã đăng ký "Hội thi sáng kiến giảm nghèo bền vững” tại Hà Nội được
lọt vào vòng chung kết và đoạt giải ba. Việc đoạt giải là động lực để nhóm mở
rộng chăn nuôi và phát triển lên HTX. Từ khi thành lập HTX với ngành nghề chính
là nuôi gà đồi, thành viên HTX, các hộ được tham gia nhiều lớp tập huấn về chăn
nuôi gà do tỉnh, huyện tổ chức. Các hộ nắm bắt được nhiều kiến thức trong chăn
nuôi, phòng trừ dịch bệnh và ứng dụng các tiến bộ KH -KT để cùng nhau phát
triển chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu thị
trường. Thời gian đầu có 7 hộ nuôi gà đồi khoảng 7.000 con, hộ nuôi nhiều 3.000
- 4.000 con/lứa, hộ nuôi ít từ 200 - 500 con/lứa. Còn lại những thành viên khác
phát triển nuôi trâu, trồng rau an toàn, trồng cây ăn quả có múi.
Từ tháng 11/2016, HTX gà đồi Hương Nhượng được thành
lập do chị Quách Thị Hoà làm giám đốc.Với sự nhiệt huyết, sáng tạo, cùng hướng
đi mới, HTX gà đồi Hương Nhượng ngày càng khẳng định tên tuổi và được đánh giá
là HTX điển kinh tiên tiến trở thành mô hình HTX điểm trên địa bàn tỉnh, được
Liên minh HTX tỉnh đặc biệt quan tâm.
Năm 2017, HTX
được chọn tham gia dự án liên kết sản xuất tiêu thụ gà theo chuỗi giá trị thuộc
chương trình xây dựng NTM. Dự án đã hỗ trợ HTX 8.000 con gà giống, hỗ trợ tập
huấn chuyển giao KHKT cho các hộ nuôi gà thương phẩm; hỗ trợ mua thuốc, vắc xin,
bóng úm, khay ăn, bình uống nước và xây dựng điểm giết mổ, bảo quản gà. Tổng
kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng. HTX hiện có 16 thành viên. Tất cả các thành
viên của HTX đều là những hộ dân đang chăn nuôi, trồng trọt trên địa bàn xã. Dù
mới thành lập nhưng với chiến lược phát triển hiệu quả, năm 2017, doanh thu của
HTX đạt 2, 9 tỷ đồng, lợi nhuận 600 triệu đồng. Hiện tại, HTX đang duy trì hai
mảng sản xuất chính là chăn nuôi và trồng trọt. Không chỉ làm tốt trách nhiệm
giám đốc HTX mà chị Hoà còn phát huy tốt vai trò tổ trưởng tổ TK &VV của
xóm Bưng. Tổ TK &VV của chị Hoà quản lý có 48 thành viên với dư nợ trên 1
tỷ đồng, đặc biệt không có nợ quá hạn. Năm 2017, chị Hoà đã đăng ký vay vốn ưu
đãi từ NHCSXH với số vốn 300 triệu đồng cho 9 hộ thành viên vay để đầu tư vào
chăn nuôi gà và các hộ đều đã phát huy hiệu quả nguồn vốn vay.
Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng HTX đã thể hiện được
vai trò "cánh tay vịn” giúp chị em phụ nữ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Mục
tiêu mà chị Hoà cũng như HTX hướng tới là sản xuất ra các sản phẩm theo chuỗi
thực phẩm sạch an toàn phục vụ người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu gà đồi
Hương Nhượng, Lạc Sơn.
Đinh Thắng
Vào thăm vườn cam xanh mướt, từng cây được cắt tỉa cành hợp lý, quả sai trĩu của gia đình anh Bùi Văn Bách ở khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) mới thấy công lao vất vả với cây cam.
(HBĐT) - Sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Đây sẽ là định hướng xuyên suốt nhằm phát triển và nâng cao giá trị các loại nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh. Để tạo thêm động lực thúc đẩy định hướng quan trọng này, sắp tới, UBND tỉnh sẽ ban hành Đề án "Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo ATTP” giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Sau gần một năm triển khai thực hiện, việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững sự ổn định và hoạt động an toàn hệ thống ngân hàng.
(HBĐT) - Từ thực hiện đề án tái cơ cấu gắn với xây dựng NTM đã mang đến cho nông nghiệp huyện Cao Phong diện mạo mới: các hình thức tổ chức sản xuất đổi mới và phát triển. Vùng nông sản hàng hóa lợi thế phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao.
(HBĐT) - Thành lập HTX để giải quyết những bất ổn trong sản xuất nông nghiệp hiện nay như được giá thì mất mùa, được mùa mất giá, đầu ra không ổn định, tính liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp không bền vững là ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên Bùi Thanh Sơn, Giám đốc HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi ở xã Đú Sáng. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm và bản tính cần cù, chịu khó, HTX đã liên kết với Công ty Paciffic Hoà Bình giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm dưa chuột Nhật của 100 hộ nông dân trên địa bàn xã.
(HBĐT) - Tính đến ngày 31/5, toàn tỉnh đã thu hoạch được 2.204ha/15.386 ha diện tích lúa gieo cấy vụ mùa, tương đương 14,7%. Các địa phương đang triển khai gặt gồm thành phố Hòa Bình, các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc. Trong đó, diện tích gặt chủ yếu ở các huyện Lương Sơn 1.157ha, Lạc Thủy 650ha, thành phố Hòa Bình 160ha.