(HBĐT) - Ngày 5/6, tại Sở Nông nghiệp&PTNT, Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) đã có cuộc giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.


Đồnchí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) phát biểu tại buổi giám sát. 

Đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện thường trực, các Ban của HĐND tỉnh đại diện một số sở, ngành liên quan đến 19 tiêu chí NTM.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp&PTNT: Sau 2 năm thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 đã đạt được một số kết quả nổi bật. Toàn tỉnh hiện có 51 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới đã có quyết định công nhận, chiếm 26,2%( tăng 20 xã so với năm 2015); 12 xã đạt từ 15- 18 tiêu chí, chiếm 6,8%; 78 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, chiếm 40,8%; 50 xã đạt từ 7-9 tiêu chí, không có xã đạt dưới 7 tiêu chí. Bình quân tiêu chí NTM của các xã trong tỉnh năm 2017 đạt 12,3 tiêu chí/xã( tăng bình quân 0,8 tiêu chí so với năm 2015). Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM trong 2 năm 2016- 2017 khoảng 4.749 tỷ đồng. Toàn tỉnh không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, điều kiện sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển sản xuất liên kết chuỗi gía trị ... Báo cáo cũng chỉ rõ những khó khăn, bất cập trong xây dựng NTM để các đại biểu cùng tham góp ý kiến bàn kế hoạch, giải pháp xử lý.

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia trong xây dựng NTM trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp&PTNT đề nghị: Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định số 161, ngày 2/12/2016 của Chính phủ theo Nghị quyết số 70, ngày 3/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Quy định cụ thể chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tham gia thực hiện chương trình NTM để các địa phương có cơ sở áp dụng; có cơ chế chính sách đặc thù , ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất cho khu vực nông thôn miền núi; hàng năm, xem xét ưu tiên tăng kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM của tỉnh Hòa Bình để đảm bảo nguồn lực xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

Đề nghị tỉnh cân đối nguồn vốn ngân sách hàng năm để bố trí vốn đối ứng tối thiểu bằng ngân sách T.Ư hỗ trợ chương trình (tỷ lệ 1:1). Bố trí ngân sách tỉnh khoảng 124 tỷ đồng để hỗ trợ thực hiện các công trình cho huyện Lương Sơn đạt tiêu chí huyện NTM vào năm 2019. Bố trí tăng thêm ngân sách tỉnh khoảng 33 tỷ đồng theo Quyết định số 2469, ngày 27/12/2017 của UBND tỉnh để thực hiện các Đề án, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và quy định chính sách đãi ngộ đối với cán bộ các cấp tham gia thực hiện chương trình trong giai đoạn 2016-2020.

Phát biểu kết luận cuộc giám sát, đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) trưởng đoàn giám sát nêu: Đoàn giám sát cơ bản nhất trí với báo cáo kết quả triển khai, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 do đại diện sở Nông nghiệp&PTNT trình bày. Kết quả cho thấy: với sự nỗ lực chung của tỉnh, phong trào xây dựng NTM đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, sau hội nghị này, các cấp, các ngành cần xem xét lại công tác phối hợp để thực hiện chương trình có hiệu quả. Có giải pháp, lộ trình cụ thể cho TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn, Lạc Thủy đạt huyện nông thôn mới trong năm 2018, 2019. Có giải pháp  đối với huyện Đà Bắc để vực dậy phong trào xây dựng NTM ở huyện này. Đề nghị sở Nông nghiệp& PTNT tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại cuộc giám sát để hoàn thiện lại báo cáo gửi Ban KT-NS sau 5 ngày làm việc để tổng hợp chuyển tải tới các cơ quan có thẩm quyền cùng xem xét, giải quyết trong thời gian tới. 

                                                                                                   T.H


Các tin khác


Tập trung chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ NTM 2018

(HBĐT) - Chiều 4/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện TPHB hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tỷ phú vùng cam Cao Phong

Vào thăm vườn cam xanh mướt, từng cây được cắt tỉa cành hợp lý, quả sai trĩu của gia đình anh Bùi Văn Bách ở khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) mới thấy công lao vất vả với cây cam.

Thêm động lực phát triển chuỗi nông sản hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Đây sẽ là định hướng xuyên suốt nhằm phát triển và nâng cao giá trị các loại nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh. Để tạo thêm động lực thúc đẩy định hướng quan trọng này, sắp tới, UBND tỉnh sẽ ban hành Đề án "Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo ATTP” giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu

Sau gần một năm triển khai thực hiện, việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững sự ổn định và hoạt động an toàn hệ thống ngân hàng.

Huyện Cao Phong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Từ thực hiện đề án tái cơ cấu gắn với xây dựng NTM đã mang đến cho nông nghiệp huyện Cao Phong diện mạo mới: các hình thức tổ chức sản xuất đổi mới và phát triển. Vùng nông sản hàng hóa lợi thế phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục