(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy đề ra mục tiêu đến năm 2020, toàn huyện có từ 150 - 200 ha chuyên sản xuất rau an toàn, trên 50% sản phẩm được tiêu thụ ngoại tỉnh. Để thực hiện mục tiêu, việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình ứng dụng cơ giới, sản xuất theo quy trình VietGAP đang được huyện triển khai trên địa bàn các xã, đặc biệt là những xã có diện tích trồng màu lớn.


HTX rau an toàn xã Lạc Long là một trong những vùng sản xuất bí xanh lớn nhất huyện Lạc Thủy, cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng. 

Hiện, toàn huyện Lạc Thủy có diện tích trồng rau an toàn trên 4,5 ha, tập trung chủ yếu ở 2 xã Lạc Long và Đồng Tâm. Sau hơn 2 năm thực hiện đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Lạc Thủy, giai đoạn 2016 – 2020”, đến nay, việc tiêu thụ sản phẩm cơ bản đảm bảo đời sống nông dân. Nhiều mô hình sản xuất rau an toàn cho thu nhập đều đặn mỗi năm trên 100 triệu đồng, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho lao động địa phương.
 
Đối với trồng màu, huyện tập trung chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: bí xanh, bí đỏ, ớt. Trong đó, tổng diện tích ớt trên 12 ha, tập trung ở các xã: Đồng Tâm, Chi Nê, Khoan Dụ, An Lạc, nơi có diện tích lên tới 5 ha. Để đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho nông dân, huyện đã ký hợp đồng liên kết với Công ty TNHH ớt Việt Nam. Toàn bộ sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ được Công ty thu mua với giá 5.500 đồng /kg. Trong thời điểm thị trường có biến động, giá sản phẩm tăng, Công ty sẽ thu mua với giá tương đương 80% giá trị tăng lên ở thị trường.
 
Ngoài cây ớt, bí đỏ, bí xanh cũng là những cây màu được huyện Lạc Thủy chú trọng mở rộng sản xuất. Hiện, toàn huyện có tổng diện tích bí đỏ 10,5 ha, tập trung ở 2 xã Lạc Long và Hưng Thi. Năm nay, giống bí đỏ quả tròn được Công ty CP Trường Sơn thu mua với giá 3.500 đồng /kg. Ngược lại, bí xanh được mùa nhưng lại rớt giá, mỗi cân bí xanh chỉ được thu mua với giá 2.000 đồng.
 
Nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm ở các vùng sản xuất, huyện đã liên kết với các chuỗi giá trị, các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh. Theo đó, sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ được tiêu thụ, chuyển tới các bếp ăn tập thể ở các cơ quan, tổ chức và trường học trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư, thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ các mô hình canh tác rau, màu có hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng, ổn định đầu ra của sản phẩm.
 
ông Hoàng Đình Chính, Phó Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Hầu hết các mặt hàng rau, củ, quả an toàn ở các HTX, tổ hợp tác sau khi thu hoạch đều được sơ chế, làm sạch, mức giá được điều chỉnh sao cho hợp lý nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện, giá thành sản phẩm giao động từ 6.000 - 10.000 đồng, tùy từng loại. Hơn nữa, nhiều khách hàng đã thay đổi nhận thức về vấn đề ATTP. Vì vậy, họ tin tưởng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm rau, củ an toàn. Nhờ đó, thu nhập của nhiều nông dân và một số HTX được nâng lên, điển hình như HTX Nông nghiệp an toàn huyện Lạc Thủy. Hàng tháng, doanh thu của HTX luôn đảm bảo chi cho 6 lao động với mức lương 6 triệu đồng /người/tháng và các chi phí khác.
 
Để từng bước hoàn thành mục tiêu đã đề ra, huyện Lạc Thủy tiếp tục rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất, khuyến khích bà con phối hợp thành lập các tổ hợp tác, HTX sản xuất. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Năm nay, với nguồn kinh phí 800 triệu đồng do tỉnh phân bổ, huyện đã xây dựng kế hoạch mở rộng 26 ha đất trồng bí xanh trên địa bàn xã Thanh Nông. 

                                                                                   Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục