(HBĐT) -Bắc Sơn là xã thuần nông, cách trung tâm huyện Kim Bôi 15 km. Xã có 768 hộ với 2.681 nhân khẩu. Nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống người dân là mục tiêu xã Bắc Sơn đang tập trung chỉ đạo. Do đó, nhiều diện tích cấy lúa, trồng màu cho năng suất thấp được chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định như nhãn, bưởi Diễn, cam...



Vườn bưởi Diễn của gia đình anh Bùi Văn Điều, xóm Khả, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) cho thu nhập trên 200 triệu đồng /năm.

Xóm Khả có 323 hộ với 1.667 nhân khẩu, là xóm đông dân cư nhất xã Bắc Sơn. Để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo, xóm vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá bỏ 58 ha vườn tạp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như bưởi, nhãn. Đến nay, 100% vườn tạp của xóm được thay thế bằng những vườn bưởi, nhãn phát triển tốt.

 

Chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây ăn quả của anh Bùi Văn Điều ở xóm Khả. Trước đây, với diện tích gần 2 ha, gia đình anh Điều chủ yếu trồng các loại cây truyền thống như ngô, mía, cho hiệu quả kinh tế không cao. Đầu năm 2002, anh đầu tư trên 100 triệu đồng cải tạo vườn tạp và trồng 150 gốc bưởi Diễn. Nhờ được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật nên sau 3 năm, vườn bưởi Diễn của gia đình anh cho lứa quả đầu tiên và thu về hơn 30 triệu đồng. Thành công này đã khích lệ anh tiếp tục mở rộng diện tích. Đến nay, vườn bưởi của anh Điều có gần 400 cây cho thu quả. Năm 2017, mặc dù bị ảnh hưởng của mưa vào thời điểm cây ra hoa, nhưng gia đình anh vẫn thu hoạch và bán vào dịp Tết Nguyên đán với giá trung bình 15.000 đồng /quả, trừ chi phí đầu tư, gia đình anh thu lãi trên 200 triệu đồng.

 

Cùng với gia đình anh Điều, năm 2004, gia đình anh Bùi Văn Tường ở xóm Khả cũng chuyển 1 ha đất vườn năng suất thấp sang trồng bưởi Diễn. Từ bãi đất cằn cỗi, nhờ sự chăm chỉ, đến nay, gia đình anh đã có vườn bưởi sai trĩu quả, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

 

Không chỉ có anh Điều, anh Tường chuyển đổi thành công cây trồng mà nhiều hộ trên địa bàn xã cũng làm theo cách này và cho thu nhập ổn định. Tính đến tháng 4/2018, xã Bắc Sơn có trên 70 ha cây ăn quả, trong đó, cây có múi chiếm 50 ha, còn lại là cây ăn quả khác.

 

Nhờ chủ trương đúng đắn, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã tạo cho xã Bắc Sơn bộ mặt đổi mới, kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên, người dân có điều kiện tham gia đóng góp xây dựng NTM. Bắc Sơn là xã về đích NTM năm 2015. Trong giai đoạn 2011 - 2015, người dân trong xã hiến hơn 3.000 m2 đất ở và đất nông nghiệp, đóng góp trên 4.000 ngày công lao động trị giá trên 1 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhờ đó đến nay, toàn xã 100% đường giao thông liên thôn và đường giao thông nội đồng được bê tông hóa, 100% khu dân cư xây dựng nhà văn hóa kiên cố; 2/3 trường học đạt chuẩn quốc gia. Tính đến hết năm 2017, bình quân thu nhập đầu người của xã đạt trên 21 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,5%.

 

Đồng chí Bùi Văn Tứ, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết: Trồng cây có giá trị kinh tế cao vào diện tích vườn tạp là việc làm đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Để người dân tích cực hưởng ứng, đã có những đảng viên tiên phong thực hiện để nhân dân làm theo. Với việc tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa chất lượng và phát triển cơ sở sản xuất sẽ là những giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế địa phương, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo nền tảng vững chắc để xã Bắc Sơn giữ vững các tiêu chí trong xây dựng NTM.

 

                                                                                              Hải Linh 

 

 


Các tin khác


Hội viên tiêu biểu làm giàu từ mô hình trang trại

(HBĐT) - Phong trào thi đua "Tuổi cao - gương sáng” từ lâu đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Qua phong trào, nhiều hội viên NCT trở thành tấm gương tiêu biểu nỗ lực vượt khó, tích lũy làm giàu, ổn định cuộc sống, đồng thời góp phần tạo việc làm và đóng góp tích cực vào sự phát triển KT -XH của địa phương. ông Nguyễn Văn Lịch, hội viên NCT thôn Đồng Quýt, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) là tấm gương tiêu biểu như thế.

Ban kinh tế ngân sách HĐND tỉnh: Giám sát việc thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 5/6, tại Sở Nông nghiệp&PTNT, Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) đã có cuộc giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh có 1 chỉ dẫn địa lý; 8 nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể

(HBĐT) - Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản kể từ năm 2014 đến nay, toàn tỉnh đã có 1 chỉ dẫn địa lý và 8 nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể được chứng nhận bảo hộ. Bao gồm 1 chỉ dẫn địa lý Cam Cao Phong, các nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể mía tím Hòa Bình, rượu cần Hòa Bình, rau hữu cơ Lương Sơn, hạt dổi Lạc Sơn, cam Lạc Thủy, rau su su Tân Lạc, nhãn Sơn Thủy và bưởi đỏ Tân Lạc.

Khởi nghiệp từ nuôi gà

(HBĐT) - Không chỉ cần cù, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc mà từ ý tưởng sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn để cung ứng ra thị trường của chị Quách Thị Hoà ở xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đã đặt nền móng cho HTX gà đồi Hương Nhượng ra đời, tạo được mối liên kết trong sản xuất giữa các hộ và giải quyết được các vấn đề về giống, thức ăn cũng như đầu ra cho sản phẩm.

Phát triển bền vững trong quá trình hội nhập

(HBĐT) - Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP đầu tư phát triển Anh Kỳ (Công ty Anh Kỳ) đã vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp mạnh hàng đầu của tỉnh, là điển hình thi đua lao động sáng tạo, thi đua sản xuất, kinh doanh hiệu quả, xây dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường, tạo sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục