(HBĐT) - Năm 2015, tỉnh Hòa Bình đứng thứ 46 trong bảng xếp hạng PCI thì đến năm 2016 tụt 6 bậc, đứng thứ 52, ở mức trung bình, năm 2017 tỉnh vẫn giữ nguyên về thứ hạng, song tụt xuống ở nhóm tương đối thấp.
UBND
tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các sở, ngành chức năng tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất, kinh doanh. ảnh:
Sở Xây dựng kiểm tra chất lượng công trình tòa nhà điện lực, khu trung tâm
Quỳnh Lâm, TP Hòa Bình.
Phân tích các chỉ số PCI thành phần cho thấy có
những hạn chế kéo dài cần khắc phục như sau: Dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhưng
kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu. Các chỉ số PCI ở mức độ đồng đều, biên độ tăng -
giảm không đáng kể giữa các năm. So với một số địa phương có điểm số trong nhóm
khá trở lên thì tỉnh Hòa Bình còn khoảng cách khá xa. Trong đánh giá của doanh
nghiệp, tính năng động của lãnh đạo tỉnh được đánh giá là có cải thiện nhiều.
Toàn bộ các kiến nghị giải quyết vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp khi gửi
tới UBND tỉnh đều được giao các ngành xử lý. Những việc khó được lãnh đạo UBND
tỉnh trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Tuy nhiên, các sở, ngành, huyện, thành phố
thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh còn chậm, dẫn tới kết quả hạn chế.
Doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn để hoàn thành các thủ
tục pháp lý trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp dẫn tới kéo dài thời gian để
đi vào hoạt động SX-KD. Một số cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây khó khăn cho
doanh nghiệp; có hiện tượng cán bộ "bắt tay” với doanh nghiệp để trục lợi cá
nhân. Doanh nghiệp chưa hài lòng về thái
độ một số cán bộ, công chức. Trình độ, năng lực của công chức một số nơi còn
yếu, lúng túng khi hướng dẫn, giải quyết công việc. Còn thiếu sự phối hợp giữa
các cơ quan Nhà nước khi giải quyết thủ tục hành chính. Doanh nghiệp vẫn phải
đến từng cơ quan để giải quyết thủ tục hành chính vì khả năng liên thông hạn
chế. Chưa đồng bộ giải quyết các thủ tục hành chính, chủ yếu vẫn giải quyết
riêng rẽ ở từng cơ quan, dẫn tới số lượng văn bản các cơ quan lấy ý kiến nhiều,
kéo dài thời gian.
Doanh nghiệp tiếp cận đất đai gặp nhiều khó khăn, công
tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ. Thời gian doanh nghiệp giải phóng được mặt
bằng, hoàn thành thủ tục đất đai còn quá dài, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư. Hạ
tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, nhiều nơi có doanh nghiệp nhưng không có đường giao
thông, không có điện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chất lượng chưa đáp ứng
được yêu cầu. Tính chấp hành kỷ luật lao động của người lao động chưa cao.
Cơ quan chức năng đã đưa ra những nhận định cụ thể
khiến chỉ số PCI của tỉnh chưa được cải thiện đó là: Nhà nước thay đổi nhiều cơ
chế, chính sách và một số quy định của luật pháp chưa đồng bộ, còn mâu thuẫn,
dẫn tới giải quyết công việc gặp khó khăn. Mặt khác, doanh nghiệp cũng chưa kịp
thời nắm bắt được thay đổi nên lập hồ sơ thủ tục hành chính phải chỉnh sửa, bổ
sung nhiều dẫn tới kéo dài thời gian. Cần phải có cơ quan tư vấn giúp doanh
nghiệp thực hiện mọi thủ tục hành chính từ đầu đến khi triển khai xây dựng dự
án. Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các thủ tục
hành chính của doanh nghiệp, mỗi cơ quan giải quyết độc lập trong lĩnh vực quản
lý nên doanh nghiệp phải giải quyết ở nhiều cơ quan khác nhau, phải chờ đợi có
kết quả hoàn thành thủ tục trước để lập hồ sơ thủ tục tiếp theo, mất nhiều thời
gian cho doanh nghiệp.
Các quy hoạch của tỉnh chưa thống nhất, chồng chéo và
chưa thực sự phù hợp với thực tế, có vị trí được nhiều quy hoạch đề cập nhưng
cũng có nhiều vị trí lại không có trong quy hoạch nào, chất lượng quy hoạch
không đạt yêu cầu. Việc doanh nghiệp tự thỏa thuận chuyển nhượng đất với hộ dân
gặp nhiều khó khăn, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới dự án kéo dài nhiều năm
không triển khai được. Nhiều nơi, người dân và doanh nghiệp không thống nhất
được giá chuyển nhượng, cơ quan Nhà nước không can thiệp trực tiếp được mà chỉ
tuyên truyền, vận động, tuy nhiên kết quả đạt được không cao. Đầu tư công chưa
gắn kết với mục tiêu thu hút đầu tư, nhiều vị trí có lợi thế để thực hiện dự án
đầu tư nhưng hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng được, đặc biệt là hạ tầng cấp điện,
cấp nước, đường giao thông.
Tuy nhiên, thông qua xếp hạng chỉ số PCI hằng năm cũng
cho thấy, tỉnh đã nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật trong việc
giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đồng thời kiên quyết xử lý
những doanh nghiệp không triển khai dự án theo cam kết, vi phạm quy định của
pháp luật. Điều này có thế thấy được thông qua nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra
của T.ư kết quả không vi phạm như các tỉnh khác có chỉ số PCI ở mức tốt. Đây
cũng là quan điểm trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh của tỉnh là "Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh không vì thành tích mà bỏ qua các quy định của pháp luật, giải quyết cho
doanh nghiệp vượt quá thẩm quyền”.
(Còn nữa)
L.C
(HBĐT) - Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân xã Tu Lý nói riêng và huyện Đà Bắc nói chung ngày càng có nhận thức tiến bộ về vấn đề an toàn thực phẩm. Những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất an toàn luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng. Vì vậy, từ nhu cầu thực tế trên địa bàn, năm 2016 xã triển khai mô hình sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 3,1 ha. Ban đầu, mô hình được thực hiện ở 2 xóm Đồng Tranh và Kim Lý với 38 hộ tham gia.
(HBĐT) - Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đang khẳng định là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Các doanh nghiệp của tỉnh đang nỗ lực đẩy mạnh các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, mạnh dạn cơ cấu, tổ chức liên kết, năm bắt các cơ hội mới, chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, góp phần chuyển dịch cơ cấu bền vững.
(HBĐT) - Từ một xã còn nhiều khó khăn, đến nay, xã Đông Phong (Cao Phong) đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM. Kết quả đó minh chứng cụ thể cho sự sát sao lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt trong vận động, tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng dân cư về chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đồng thời, xã phát huy tốt tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch, tạo niềm tin và sự đồng thuận cao trong nhân dân.
(HBĐT) - Những năm qua, với nhiều chương trình thiết thực, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Sơn đã tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến gần với người dân, kịp thời giúp hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững. Từ nguồn vốn ưu đãi góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn xã Tân Lập.
(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai chương trình tín dụng cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013 đã có hơn 17 ngàn hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, đó là nền tảng quan trọng góp phần hạn chế tình trạng tái nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Chương trình tín dụng hộ cận nghèo đã tạo động lực cho các hộ cận nghèo phát triển kinh tế nâng cao đời sống gia đình và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Châu, đến hết tháng 5, doanh số cho vay trên địa bàn huyện đạt 47.372 triệu đồng với 1.701 lượt khách hàng được vay vốn.