"Quý I năm 2018, GDP thực của Việt Nam tăng gần 7,4% nhờ môi trường bên ngoài của kinh tế thế giới thuận lợi, GDP năm 2018 dự đoán đạt 6.8%...”, là những con số ấn tượng về kinh tế Việt Nam được đưa ra tại buổi họp báo Điểm lại - Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam sáu tháng đầu năm 2018, do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank in Vietnam – WB Vietnam) tổ chức ngày 14-6 tại Hà Nội.


Quang cảnh buổi họp báo.

Phát biểu mở đầu họp báo, Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2017 (GDP đạt 6,8%) và quý I năm 2018 đang tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục tiến lên. Giai đoạn kinh tế đang vận hành vững chắc này là cơ hội lớn để Việt Nam đầu tư cho nguồn nhân lực, nhờ đó giải quyết những thách thức nhằm duy trì đà tăng trưởng.

Theo ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, bên cạnh những con số ấn tượng thể hiện triển vọng kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện và GDP được dự đoán tăng 0,3% so với lần đánh giá trước của WB (6,5%) vào tháng 12-2017, vẫn còn nhiều rủi ro cần lưu ý gồm cả những rủi ro từ bên trong và những rủi ro từ bên ngoài.

Ông Sebastian cho biết, nếu nhìn từ trong nước, tiến độ tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng còn chậm có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình tài chính vĩ mô, làm giảm triển vọng tăng trưởng và tạo ra những nghĩa vụ nợ lớn cho khu vực Nhà nước.

Về rủi ro bên ngoài, điển hình có thể kể đến chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang trỗi dậy có tác động mạnh mẽ đến kinh tế toàn cầu nói chung, và những bất ổn về địa chính trị cũng như quá trình thắt chặt tiền tệ diễn ra sớm hơn dự kiến có thể dẫn đến những xáo trộn trên thị trường tài chính.

"Với điều kiện kinh tế thuận lợi như hiện nay, tăng trưởng cao và lạm phát thấp, là cơ hội đặc biệt để đẩy mạnh cải cách”, ông Sebastian nhấn mạnh.

Theo WB, mục tiêu chuyên đề của báo cáo lần này đề cập đến những ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Theo ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia Kinh tế cao cấp, WB tại Việt Nam thì mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả lớn về cắt giảm thuế quan, nhưng hiện vẫn còn nhiều cơ hội để giảm chi phí thương mại thông qua hợp lý hoá các biện pháp phi thuế quan hoặc kiểm tra chuyên ngành, nâng cao hiệu quả quản lý cửa khẩu và dịch vụ hậu cần.

Trong báo cáo những ưu tiên cải cách giảm chi phí thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh, ông Phạm Minh Đức chỉ ra chi phí thương mại cao có thể tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay, theo nghiên cứu, việc tuân thủ kiểm tra chuyên ngành chiếm đến 55% tổng chi phí thương mại về mặt thời gian, bên cạnh những chi phí khác.

Theo ông Đức, về mặt thời gian, việc cải cách quy trình tuân thủ kiểm tra chuyên ngành là hoàn toàn khả thi, thông qua việc đẩy mạnh phối hợp liên ngành và cơ chế tổ chức thực hiện.

Trong báo cáo nghiên cứu ưu tiên cải cách giảm chi phí thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, chuyên gia Phạm Minh Đức cũng đưa ra khuyến nghị thực hiện thông qua chương trình tổng thể gồm bốn trụ cột:

1. Giảm chi phí thương mại (liên quan đến thời gian tuân thủ các thủ tục và biện pháp kiểm tra chuyên ngành trước khi ra cửa khẩu và tại cửa khẩu);

2. Cải thiện chất lượng kết nối và hạ tầng liên quan đến thương mại;

3. Hình thành ngành dịch vụ logistics cạnh tranh;

4. Tăng cường phối hợp liên ngành và phối hợp với khu vực tư nhân.

Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về phát triển giao thông đường thuỷ nội địa, nâng cao năng lực của hạ tầng giao thông của Việt Nam, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết hiện WB đã đầu tư hơn 800 triệu USD vào Việt Nam. Ông Ousmane cho rằng, phát triển giao thông đường thuỷ nội địa là một giải pháp quan trọng để tăng khả năng kết nối hạ tầng và hệ thống liên kết giao thông, góp phần phát triển hệ thống giao thông đa phương thức.

Cũng tại buổi họp báo, ông Ousmane Dione khẳng định WB luôn sẵn sàng hỗ trợ để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững dài hạn.

TheoNhanDan

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục