(HBĐT) - Dự án "Thí điểm vận hành và bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135 tỉnh Hòa Bình” được tài trợ bởi cơ quan viện trợ Ai len do Trung tâm RIC thực hiện đã phát huy hiệu quả cao. Người dân được tham gia bàn bạc, lựa chọn công trình, đóng góp công sức, tham gia giám sát. Do vậy, các công trình được hỗ trợ quy mô nhỏ thiết thực đã gắn kết và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của chính người dân địa phương.


Nhân dân xóm Vãng, xã Thượng Tiến (Kim Bôi) đóng góp ngày công trị giá 81,2 triệu đồng làm đường bê tông xóm.

Xóm Vãng, xã Thượng Tiến (Kim Bôi) có hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh còn thấp kém, sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Xóm được lựa chọn triển khai các công trình hạ tầng của dự án "Thí điểm vận hành và bảo trì cộng đồng công trình hạ tầng các xã 135”. ông Bùi Văn Lăng, xóm Vãng cho biết: Người dân đã được họp, bàn bạc, nêu ra nhiều ý kiến, cuối cùng thống nhất lựa chọn 2 công trình cần thiết hơn cho dân sinh và sản xuất là công trình giao thông và kênh mương xóm. Đến nay, các công trình phát huy hiệu quả rất cao, người dân phấn khởi vì được tham gia xây dựng. Đối với công trình đường bê tông có quy mô 276 m, rộng 4 m, dày 0,2 m, trong đó, dự án RIC hỗ trợ 178 triệu đồng, người dân đóng góp bằng ngày công 81,2 triệu đồng đã hoàn thành và phát huy hiệu quả. Công trình mương dài 100 m, đáy đổ bê tông, rộng 0,5 m, cao 0,4 m, dự án hỗ trợ 21,4 triệu đồng, người dân đóng góp 25,5 triệu đồng, góp phần quan trọng cấp nước cho sản xuất của thôn, xóm. Công trình do người dân lựa chọn, giám sát và hưởng lợi, đem lại sự phấn khởi cho bà con, người dân cũng có ý thức duy tu, bảo dưỡng khi khai thác.

Dự án "Thí điểm vận hành và bảo trì cộng đồng công trình hạ tầng các xã 135” được tài trợ bởi cơ quan viện trợ Ai len, giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2013-2016 tại các huyện: Kỳ Sơn, Kim Bôi và Lạc Sơn với kinh phí 265.000 EURO; giai đoạn kéo dài năm 2017, kinh phí 148.000 USD, thực hiện tại các xã thuộc huyện Đà Bắc và Kim Bôi. Quy trình thực hiện dự án gồm 8 bước: họp thôn thành lập nhóm cộng đồng, lựa chọn công trình ưu tiên; nâng cao năng lực; nhóm cộng đồng khảo sát lập kế hoạch họp thôn thống nhất và hoàn thiện dự toán công trình trình UBND xã thẩm định và phê duyệt hồ sơ xây dựng công trình; thông qua kết quả thẩm định tới người dân; thi công theo dõi và giám sát công trình, nghiệm thu, thanh quyết toán và công khai tài chính. Dự án đã thực hiện 10 công trình gồm: 2 công trình tại xóm Vãng, xã Thượng Tiến; các công trình đường bê tông xóm Bưa Sào, xã Đú Sáng; đường bê tông nhánh Nội Nương, xóm Sáng Trong, xóm Lành Hanh, xã Hợp Đồng; mương Đồng Vạy 2, xóm Hương Lý, xã Tu Lý; đường bê tông xóm Suối Thương, xã Hào Lý; mương Hồ Ninh, xóm Sáng Trong, xã Đú Sáng; kè đường xóm Trạo, xã Hợp Đồng; công trình phụ trợ xóm Bái Rồng, xã Thượng Tiến. Trong số 10 công trình hạ tầng thí điểm theo cơ chế đặc thù, trong đó có 7 công trình do dự án hỗ trợ, 3 công trình từ nguồn vốn 135. Dù nguồn lực đầu tư không nhiều, chỉ khoảng 200 triệu đồng/công trình nhưng dự án đã phát huy hiệu quả, nhất là trong việc nâng cao năng lực, trách nhiệm của cộng đồng, tiết giảm chi phí đầu tư, thực hiện công khai, dân chủ, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân.

Các công trình được đầu tư đã phát huy hiệu quả cao trong phát triển sản xuất, cải thiện đời sống dân sinh vùng khó khăn. Trung tâm RIC đang thực hiện kế hoạch dự án giai đoạn 2018-2020, tiếp tục thực hiện thí điểm và nhân rộng mô hình xây dựng công trình hạ tầng quy mô tại 8 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Hòa Bình và tỉnh Trà Vinh.

L.C


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình có trên 500 doanh nghiệp, thu hút hơn 12 nghìn lao động

(HBĐT) - Thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hòa Bình được thành lập và phát triển, chủ yếu là loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần, thực hiện đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xã Tu Lý phát triển vùng sản xuất rau an toàn

(HBĐT) - Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân xã Tu Lý nói riêng và huyện Đà Bắc nói chung ngày càng có nhận thức tiến bộ về vấn đề an toàn thực phẩm. Những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất an toàn luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng. Vì vậy, từ nhu cầu thực tế trên địa bàn, năm 2016 xã triển khai mô hình sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 3,1 ha. Ban đầu, mô hình được thực hiện ở 2 xóm Đồng Tranh và Kim Lý với 38 hộ tham gia.

Doanh nghiệp- động lực phát triển

(HBĐT) - Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đang khẳng định là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Các doanh nghiệp của tỉnh đang nỗ lực đẩy mạnh các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, mạnh dạn cơ cấu, tổ chức liên kết, năm bắt các cơ hội mới, chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, góp phần chuyển dịch cơ cấu bền vững.

Xã Đông Phong - nhân dân đồng thuận chung sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Từ một xã còn nhiều khó khăn, đến nay, xã Đông Phong (Cao Phong) đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM. Kết quả đó minh chứng cụ thể cho sự sát sao lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt trong vận động, tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng dân cư về chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đồng thời, xã phát huy tốt tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch, tạo niềm tin và sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Xã Tân Lập phát huy hiệu quả vốn chính sách

(HBĐT) - Những năm qua, với nhiều chương trình thiết thực, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Sơn đã tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến gần với người dân, kịp thời giúp hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững. Từ nguồn vốn ưu đãi góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn xã Tân Lập.

Động lực để thoát nghèo bền vững

(HBĐT) - Sau 5 năm triển khai chương trình tín dụng cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013 đã có hơn 17 ngàn hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, đó là nền tảng quan trọng góp phần hạn chế tình trạng tái nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Chương trình tín dụng hộ cận nghèo đã tạo động lực cho các hộ cận nghèo phát triển kinh tế nâng cao đời sống gia đình và giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục